Dưới đây là 3 cách phổ biến giúp bạn hạ sốt bằng lá tía tô một cách hiệu quả:
Lưu ý: Không xông hơi khi đang sốt quá cao hoặc cảm thấy quá mệt mỏi. Tránh gió lùa sau khi xông.
Lưu ý khi hạ sốt bằng tía tô tại nhà
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi hạ sốt bằng lá tía tô tại nhà để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
-
Chỉ dùng trong trường hợp sốt nhẹ hoặc cảm lạnh, không phù hợp với các trường hợp sốt cao trên 39°C, sốt do nhiễm khuẩn nặng, sốt virus nghiêm trọng.
-
Không dùng cho người có cơ địa nóng, dị ứng tía tô vì lá tía tô có tính ấm, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nóng trong, khô miệng, nổi mẩn.
-
Với trẻ nhỏ, không nên xông hoặc dùng nước tía tô mà nên dùng dạng cháo tía tô loãng hoặc tắm nhẹ.
-
Lá tía tô tuy lành tính nhưng không nên dùng liên tục trong thời gian dài, tránh mất cân bằng âm dương cơ thể.
-
Sau khi uống hoặc xông, nên đo lại nhiệt độ mỗi 30–60 phút để theo dõi hiệu quả.
Các biện pháp hạ sốt khác
Ngoài việc sử dụng lá tía tô, còn rất nhiều biện pháp hạ sốt tại nhà đơn giản, đặc biệt trong các trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt do cảm lạnh, mệt mỏi:
Chườm mát
Vị trí chườm: Trán, nách, bẹn là những vị trí có mạch máu lớn gần bề mặt da, giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
Cách thực hiện:
-
Nhúng khăn mềm vào nước mát (không phải nước lạnh).
-
Vắt bớt nước và đắp lên trán, nách, bẹn.
-
Thay khăn thường xuyên khi khăn hết mát.
Lau người bằng nước ấm
Chuẩn bị một chậu nước ấm (ấm hơn nhiệt độ cơ thể một chút).
Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, vắt bớt nước và lau nhẹ nhàng khắp người, đặc biệt là vùng trán, cổ, nách, bẹn, lưng.
Để da tự khô, không lau khô hoàn toàn. Quá trình bay hơi của nước sẽ giúp hạ nhiệt.
Mặc quần áo thoáng mát
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt như cotton.
Tránh mặc quá nhiều lớp quần áo vì sẽ cản trở quá trình tỏa nhiệt của cơ thể.
Uống nhiều nước
Sốt thường đi kèm với tình trạng mất nước do tăng tiết mồ hôi. Việc bù đủ nước là rất quan trọng để duy trì chức năng cơ thể và hỗ trợ hạ nhiệt.
Các loại đồ uống nên dùng: Nước lọc, nước điện giải (Oresol), nước trái cây (cam, chanh...), nước dừa, súp loãng.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị sốt, cơ thể cần năng lượng để chống lại bệnh tật. Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và hạ sốt hiệu quả hơn.
Tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
Ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh.
Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn
Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn khi sử dụng đúng liều lượng.
Sử dụng miếng dán hạ sốt
Miếng dán hạ sốt là phương pháp hạ sốt vật lý thông qua cơ chế hấp thụ nhiệt và làm mát vùng da dán, giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ. Cảm giác mát lạnh từ miếng dán có thể giúp người bệnh, đặc biệt là trẻ em, cảm thấy thoải mái và bớt khó chịu hơn khi bị sốt.
Để tăng hiệu quả tác dụng có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán. Nếu sử dụng đúng cách, miếng dán hạ sốt có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 giờ.
Bạn có thể kết hợp đồng thời việc sử dụng miếng dán hạ sốt và các phương pháp hạ sốt khác để tăng hiệu quả, giúp hạ sốt và giảm sự khó chịu cho người bệnh.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ha-sot-bang-la-tia-to-hieu-ro-loi-ich-va-nguy-co-n31018.html
