Co thắt đại tràng là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe. Co thắt đại tràng uống thuốc gì tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ các triệu chứng kèm theo.
Co thắt đại tràng là triệu chứng của nhiều bệnh
Hiện tượng co thắt đại tràng là gì?
Khi hoạt động bình thường, các cơ ruột kết sẽ giãn nở và co lại để tống phân ra ngoài. Co thắt đại tràng là sự co thắt đột ngột của các cơ trong thành ruột kết quá mạnh hoặc không theo nhịp điệu.
Co thắt đại tràng thường liên quan đến hội chứng ruột kích thích, hoặc là kết quả của các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe khác. Co thắt đại tràng cũng có thể xảy ra mà không có lý do xác định.
Co thắt đại tràng không chủ ý thường gây ra cơn đau ở bên trái, nhưng nó có thể phụ thuộc vào mức độ co thắt xảy ra trong ruột già. Nếu liên quan đến
hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng còn đi kèm với các triệu chứng sau:
-
Đầy hơi hoặc chướng bụng
-
Phân lỏng
-
Có chất nhầy trong phân (trắng hoặc trong)
-
Đột ngột muốn đi tiêu
-
Tiêu chảy và táo bón xen kẽ
Co thắt đại tràng có thể đi kèm với chướng bụng
Nguyên nhân dẫn đến co thắt đại tràng
Muốn biết co thắt đại tràng uống thuốc gì cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Co thắt đại tràng không được coi là một bệnh mà là một triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nào đó. Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra co thắt đại tràng. Tuy nhiên, co thắt đại tràng cũng có thể được gây ra do các tình trạng sức khỏe khác như:
-
Bệnh viêm ruột (IBD)
-
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non (SIBO)
-
Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm (như bệnh celiac)
-
Cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột AKA)
-
Ngộ độc thực phẩm
-
Viêm túi thừa
-
Viêm loét đại tràng
-
Bệnh Crohn
-
Lạc nội mạc tử cung
-
Đại tràng căng phồng hoặc phình to
-
Tắc nghẽn đường ruột
-
Nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa
-
Nhiễm ký sinh trùng
-
Căng thẳng mạn tính
-
Căng thẳng thể chất hoặc căng cơ quá mức
Tình trạng viêm loét đại tràng có thể gây ra các cơn co thắt
Co thắt đại tràng uống thuốc gì?
Co thắt đại tràng không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc. Đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống cũng có thể đẩy lùi được tình trạng này. Điều này tùy thuộc vào yếu tố nào dẫn đến cơn co thắt.
Một số biện pháp thay đổi lối sống đơn giản nên áp dụng để nhanh khỏi bệnh như:
Giảm stress, căng thẳng
Quản lý căng thẳng làm giảm nguy cơ mắc IBS và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra co thắt ruột kết. Căng thẳng đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột. Thiền hoặc yoga là những cách đơn giản để giảm bớt căng thẳng mạn tính từ cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra ngủ đủ giấc cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Nên tắt các thiết bị công nghệ từ 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh có thể đánh lừa bộ não gây đảo lộn nhịp sinh học ngày đêm.
Thiền là biện pháp giúp kiểm soát stress hiệu quả
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện các bệnh đường tiêu hóa. Tập thể dục cường độ thấp đến trung bình được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, chẳng hạn như co thắt đại tràng.
Chế độ ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có thể giúp giảm táo bón, nhưng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích kèm theo
táo bón, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống.
Không uống rượu quá mức
Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích và co thắt đại tràng.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và đường ruột nói riêng. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, một yếu tố nguy cơ co thắt ruột kết.
Khi các biện pháp thay đổi lối sống không giảm bớt được triệu chứng, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để xác định được tình trạng bệnh, cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể trả lời được câu hỏi co thắt đại tràng uống thuốc gì.
Vậy, đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Một số loại thuốc có thể được kê đơn như:
-
Thuốc chống tiêu chảy: làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng đi tiêu phân lỏng.
-
Thuốc giảm co thắt: làm giảm và ngăn chặn sự co thắt không chủ ý của ruột kết.
-
Thuốc kháng cholinergic: ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh được gọi là acetylcholine, có thể ảnh hưởng đến sự co và thư giãn của cơ. Thuốc kháng cholinergic được kê đơn để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, COPD, IBS và co thắt cơ nói chung.
-
Thuốc nhuận tràng: một số ít trường hợp hội chứng ruột kích thích bị táo bón, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc nhuận tràng.
-
Sử dụng thuốc Đại tràng Đông y: Thuốc đại tràng Đông y không mang lại tác dụng tức thì nhưng an toàn và sử dụng lâu dài trong các bệnh lý đại tràng mạn tính, cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích như rối loạn tiêu hóa, co thắt đại tràng hiệu quả, hạn chế tái phát. Thuốc đại tràng Đông y có hiệu quả bền vững, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát nên được nhiều người tin tưởng sử dụng.
DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại