Tại sao việc bảo vệ xương khớp lại quan trọng?
Xương của chúng ta luôn luôn thay đổi. Khi còn trẻ, xương phát triển nhanh và mạnh mẽ, tốc độ tạo xương lớn hơn rất nhiều so với quá trình hủy cốt bào cũ. Nó giúp cơ thể phát triển cả về khối lượng và chiều dài xương.
Hầu hết mọi người đạt khối lượng xương tối đa vào độ tuổi 30, sau đó giảm dần vào những năm tiếp theo. Khi tốc độ hủy xương lớn hơn tốc độ tạo xương mới, dẫn đến tình trạng loãng xương, yếu xương thậm chí gãy xương.
Tuy nhiên quá trình này giảm đi theo thời gian và tuổi tác, trong khi các tổn thương và thoái hóa do áp lực lại diễn ra ngày càng nhanh.
Điều này khiến cho sức khỏe xương khớp ngày càng trở nên yếu đi, căng thẳng và áp lực trong thời gian dài có thể gây ra các tổn thương, phá hủy cấu trúc và chức năng, gây ra các vấn đề xương khớp ở người cao tuổi.
Bệnh xương khớp là một vấn đề đặc trưng của tuổi già, là nguyên nhân chính dẫn đến mất khả năng vận động, tàn tật và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bảo vệ xương khớp giúp phòng ngừa bệnh xương khớp
Điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe của xương
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến các vấn đề xương khớp xảy ra sớm và trầm trọng hơn, như thói quen sinh hoạt, tư thế làm việc, thường xuyên bê vác vật nặng, chế độ dinh dưỡng...
Các yếu tố nguy cơ làm tăng cao khả năng mắc các bệnh xương khớp, bao gồm:
• Tuổi tác: xương khớp là một vấn đề liên quan mật thiết với tuổi tác, là kết quả của sự lão hóa của cơ thể.
• Chế độ ăn thiếu canxi: lượng canxi không đủ đáp ứng nhu cầu tạo xương của cơ thể là nguyên nhân giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.
• Hoạt động thể chất: vận động viên thể thao, người thường xuyên hoạt động thể chất có nguy cơ cao gặp phải chấn thương.
• Hút thuốc và uống rượu bia: người thường xuyên uống rượu bia và các chất kích thích, người có thói quen hút thuốc lá được cho là có chỉ số căng thẳng cao hơn và có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao hơn.
• Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp hơn so với nam giới, đặc biệt là ở sau độ tuổi mãn kinh.
• Trọng lượng cơ thể: trọng lượng cơ thể quá lớn làm tăng áp lực đè nén lên các khớp và cột sống, khiến khớp có nguy cơ cao gặp phải biến dạng hoặc tổn thương chức năng.
• Nồng độ hormone: quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây mất xương. Ở phụ nữ, tình trạng mất xương và loãng xương tăng lên đáng kể ở thời kỳ mãn kinh do nồng độ estrogen thay đổi.
• Một số loại thuốc: sử dụng lâu dài các loại thuốc corticosteroid như prednisone, cortisone, prednisolone và dexamethasone có thể dẫn đến tổn hại cho xương.
Mang vật nặng thường xuyên có thể dẫn đến đau lưng
Các biện pháp bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa bệnh xương khớp
Trên thực tế, không có cách nào chống lại các lão hóa tự nhiên xảy ra, cũng như không thể ngăn ngừa thoái hóa xương khớp khi già. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ xương khớp và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đối với sức khỏe bằng một số các thay đổi sau đây.
Tập thể dục
Các bài tập cải thiện độ bền và khả năng chịu lực của cơ bắp và các khớp như đi bộ, bài tập vận động cổ, cột sống, bài tập lưng...
Tập thể dục cũng có thể giúp bảo vệ khớp vì khi các cơ bao quanh khớp khỏe hơn, áp lực lên khớp sẽ giảm.
Bỏ thuốc và hạn chế đồ uống có cồn
Sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, rượu bia là những yếu tố được khuyến cáo gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và xương khớp. Chúng là tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm đồng thời tăng cường căng thẳng cho các cơ và khớp.
Bỏ thuốc lá và rượu bia giúp ngăn ngừa và làm chậm các quá trình lão hóa và stress oxy hóa, giảm căng thẳng và hạn chế các tổn thương dẫn đến bệnh lý xương khớp.
Giảm cân và kiểm soát cân nặng
Béo phì làm tăng áp lực lên các xương và khớp, khiến chúng tổn thương và thoái hóa nhanh chóng.
Kiểm soát và duy trì cân nặng bình thường không chỉ làm giảm nhẹ áp lực cơ thể mà còn giúp tránh khỏi các bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp, mỡ máu...
Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều canxi và các chất có lợi cho xương khớp
Bổ sung các thực phẩm có chứa canxi như trứng, sữa, các loại cá... hoặc thực phẩm bổ sung có lợi cho sự tái tạo và tổng hợp
sụn khớp như glucosamin, MSM, Photpho... tạo nguồn nguyên liệu dồi dào thúc đẩy quá trình tạo xương mới được diễn ra, hạn chế tình trạng loãng xương và sói mòn khớp.
Tránh vận động quá sức
Bê vác đồ nặng, thao tác sai tư thế, hoặc vận động liên tục ở cường độ cao có thể gây ra các chấn thương hoặc sai lệch cấu trúc xương khớp.
Tỷ lệ mắc bệnh xương khớp nghiêm trọng cao hơn đáng kể ở những người từng có chấn thương trước đó hoặc vận động nặng thường xuyên nhưng không nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ.
Giảm đau xương khớp và ngăn ngừa tiến triển với dược liệu Đông y
Đông y ngày càng được chú ý tới cũng như giữ vai trò quan trọng đối với việc điều trị, ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là các vấn đề
xương khớp.
Lợi ích của việc bảo vệ và điều trị bệnh xương khớp bằng phương pháp cổ truyền không chỉ giảm các triệu chứng đang có mà còn thúc đẩy khí huyết toàn thân, giải ách tắc, ứ trệ, tăng cường dinh huyết tới nuôi dưỡng các khớp, nhờ đó mà bệnh tự nhiên cải thiện, thuyên giảm rõ rệt cả về triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng.
Việc dùng thuốc chủ yếu bằng cách phối từ các vị dược liệu quen thuốc như Đương quy, Đỗ trọng, Bạch truật, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt thoái bổ,.. có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Thuốc xương khớp Đông y được nghiên cứu và phát triển dựa trên bài thuốc bổ xương khớp, thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Thuốc xương khớp Đông y hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh xương khớp có thể tham khảo lựa chọn.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cac-phuong-phap-bao-ve-xuong-khop-nen-thuc-hien-cang-som-cang-tot-n26359.html