Đau đầu gối phải không chỉ gây đau đớn mà còn hạn chế vận động, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Xác định đúng bệnh sẽ tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.
Đau đầu gối phải gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày
Mô tả cấu trúc đầu gối phải
Cấu trúc đầu gối phải và trái tương tự nhau, nên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đều giống nhau. Tuy nhiên, người thuận bên nào hơn thì khớp gối bên đó sẽ thường chịu trọng tải nhiều hơn, vận động nhiều hơn nên sẽ dễ bị chấn thương hoặc thoái hóa hơn.
Đầu gối được cấu tạo bởi 4 thành phần chính: xương, sụn, dây chằng và gân. Đầu gối có cấu trúc phức tạp và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối dễ bị tổn thương, gây đau đớn.
>> Xem thêm Nguyên nhân chính gây đau đầu gối nhưng không sưng
Bất kỳ trục trặc nào xảy ra ở khớp gối đều có thể gây đau đớn
Đau đầu gối bên phải là bệnh gì?
Bất kỳ trục trặc nào xảy ra ở cấu trúc đầu gối như xương, sụn, dây chằng và gân đều gây ra cơn đau.
Do cơn đau đầu gối xuất hiện ở bên phải nên loại trừ nguyên nhân do viêm khớp dạng thấp. Bởi viêm khớp dạng thấp có đặc trưng là triệu chứng đối xứng cả hai bên đầu gối.
Vậy, đau đầu gối phải là do thoái hóa khớp hay nguyên nhân nào gây ra? Để nhận biết có thể dựa vào một số triệu chứng kèm theo.
Thoái hóa khớp gối
-
Cơn đau ở mặt trước hoặc trong khớp gối
-
Đau khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng
-
Khớp cứng và khó cử động sau khi nằm hay ngồi yên một chỗ lâu
-
Đầu gối bị sưng to và hơi lệch
Nếu không phải do thoái hóa khớp gối thì nguyên nhân có thể xuất phải từ vấn đề khác.
Thoái hóa khớp gối gây đau và khó cử động đầu gối
Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối có thể do tai nạn lao động, thể thao hay tan nạn giao thông dẫn đến gãy xương, bong gân, tổn thương dây chằng, tổn thương sụn, trật khớp…
Dấu hiệu chấn thương đầu gối:
-
Đầu gối sưng, đau, bầm tím xung quanh
-
Cảm giác đau nhói
-
Cơn đau ngày càng tăng lên
-
Không thể tự đứng lên đi lại mà cần có người khác hỗ trợ
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng tạo thành lớp đệm ở khớp gối. Bao hoạt dịch bị kích thích sẽ gây ra các dấu hiệu như:
-
Đầu gối sưng đỏ hoặc bầm tím
-
Đau khi đi lại
-
Cơn đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi
-
Sờ vào có cảm giác ấm nóng
-
Dùng tay ấn vào vùng bị viêm có cảm giác đau dữ dội
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối do sụn khớp bị hao mòn, các khớp xương ma sát nhiều, gây ra những cơn đau đớn khó chịu và một số triệu chứng khác như:
-
Sưng đỏ quanh khớp
-
Cứng khớp gối
-
Khó vận động khớp gối
Bệnh gout (gút)
Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu và khớp xương, gây chèn ép các dây thần kinh. Tùy từng đợt cấp mà bệnh gây đau đầu gối phải hay trái, không có tính cố định.
Các triệu chứng của bệnh gút:
-
Cơn đau khớp đột ngột, dữ đội, thường xảy ra vào ban đêm
-
Khớp đau nhiều hơn khi chạm vào
-
Khớp sưng đỏ
-
Vùng xung quanh khớp ấm nóng
Tinh thể axit uric gây chèn ép dây thần kinh
Đau khớp gối phải có cần đi bệnh viện khám không?
Nếu xuất hiện những cơn đau khớp gối kèm theo những triệu chứng bất thường (như đầu gối sưng to, có màu đỏ, sờ vào có cảm giác ấm, cứng khớp, không thể cử động) thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Đau đầu gối nếu để kéo dài có thể dẫn đến:
-
Đau dữ dội, ngay cả khi nghỉ ngơi
-
Không thể co duỗi, gập đầu gối lại được
-
Không thể đứng lên đi lại được
Đau đầu gối phải điều trị bằng biện pháp nào?
1. Thuốc giảm đau Tây y
Để giảm đau và sưng, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen.
Tuy nhiên, cần lưu ý, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không điều trị được triệt để, lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng kéo dài. Do đó, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì để điều trị từ căn nguyên.
2. Tiêm khớp gối
Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau không có tác dụng, có thể bác sĩ sẽ đề nghị tiêm khớp gối để cải thiện tình trạng đau nhức.
Các loại thuốc được sử dụng thường là: thuốc corticoid kháng viêm, tiêm acid hyaluronic để tăng dịch nhờn, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) giúp kích thích quá trình chữa lành tổn thương, phục hồi chức năng hoạt động của khớp gối.
3. Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp gối thường được chỉ định trong trường hợp bị đau đầu gối do chấn thương.
4. Tập thể dục
Nhiều người lầm tưởng bị đau đầu gối khó đi lại thì nên hạn chế tập thể dục. Thực tế là người bệnh vẫn nên duy trì tập luyện thể dục hàng ngày để ngăn ngừa và hạn chế cứng khớp, giúp xương khớp dẻo dai hơn. Khi tập, nên tránh các bài tập yêu cầu thực hiện động tác mạnh để giảm chấn thương đầu gối.
>> Xem thêm Đau khớp gối có nên đi bộ không? Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia
5. Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm tê tạm thời đầu gối, hạn chế lưu thông máu đến đầu gối do đó sẽ giúp giảm sưng và viêm. Có thể đặt mấy viên đá nhỏ vào khăn mỏng rồi chườm, hoặc dùng túi chườm lạnh chuyên dụng.
6. Dùng thuốc Đông y
Hầu hết các nguyên nhân gây đau đầu gối bên phải xuất phát từ bệnh mãn tính – như viêm xương khớp, thoái hóa khớp, do đó, ngoài việc dùng thuốc Tây y trong các đợt viêm cấp, người bệnh nên kết hợp dùng thêm thuốc Đông y.
Thuốc Đông y tuy có hiệu quả chậm hơn thuốc Tây nhưng tác dụng lại kéo dài, ít hoặc không có tác dụng phụ. Hơn nữa, thuốc Đông y còn tác động dần dần vào cơ địa, can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh nên sẽ ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Thuốc Xương Khớp Đông y – giảm cơn đau đầu gối do bệnh xương khớp
Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp hiệu quả, tiêu biểu là bài thuốc xương khớp bí truyền có công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Với tác động 4 trong 1, bài thuốc này không chỉ giúp giảm đau xương khớp mà còn tăng cường khí huyết trong cơ thể, bồi bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, nhờ đó sẽ tăng cường chính khí, ngăn ngừa hàn tà xâm nhập và gây bệnh. Kiên trì sử dụng bài thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tái phát bệnh hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Xương Khớp Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-goi-phai-la-dau-hieu-thoai-hoa-hay-benh-gi-n12890.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn.
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định-tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|