Các búi trĩ là hậu quả của tình trạng các mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng do căng thẳng kéo dài hoặc do áp lực lên hậu môn thay đổi đột ngột, bị viêm, sưng và phình to ra ngoài.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhẹ không gây triệu chứng hay ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe. Đôi khi một số người không hề biết mình đang bị trĩ.
Khi phát triển to lên, búi trĩ có thể gây cảm giác đau rát, khó đi vệ sinh hoặc chảy máu thấm vào giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
Người bệnh có thể tự cải thiện tình trạng búi trĩ tại nhà bằng các biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vùng hậu môn luôn khô.
Nếu búi trĩ phát triển to và gây đau đớn, có thể cần can thiệp các phương pháp điều trị để giảm đau và loại bỏ búi trĩ.
Có hai hình thức điều trị bệnh trĩ chính là sử dụng thuốc hoặc can thiệp các thủ thuật loại bỏ búi trĩ.
Các loại thuốc dùng ngoài tác dụng tại chỗ như thuốc mỡ, kem bôi, viên đạn, miếng dán hay tấm lót hậu môn có vai trò giúp giảm triệu chứng đau rát và khó chịu cho người bệnh nhưng hiệu quả không duy trì lâu dài.
Người bệnh thường phải sử dụng nhiều lần trong ngày để kiểm soát các cơn đau nhức ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt của bản thân.
Trong một vài trường hợp, khi búi trĩ quá to và ảnh hưởng nghiêm trọng, việc dùng thuốc không cho hiệu quả đáng kể, các bác sĩ có thể thực hiện một vài thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ trĩ. Các thủ thuật phổ biến hiện nay bao gồm:
Búi trĩ được xử lý bằng cách sử dụng một dây cao su nhỏ thắt búi trĩ, cô lập tổ chức tổn thương với nguồn máu nuôi dưỡng.
Các tế bào mạch máu sẽ hoạt tử dần và búi trĩ tự rụng sau khoảng 3 – 4 ngày.
Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp trĩ nội độ 1 và độ 2.
Bằng việc sử dụng tia laser cắt qua, búi trĩ sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng mà không gây đau đớn cho người bệnh.
Đây là phương pháp cho hiệu quả cao, thời gian thực hiện ngắn, tuy nhiên thường để lại sẹo, thời gian hồi phục lâu và nếu không chú ý và khả năng tái phát cao.
-
Chích xơ búi trĩ (tiêm xơ búi trĩ)
Một loại thuốc đặc biệt được sử dụng tiêm trực tiếp vào vị trí hình thành trĩ, có tác dụng làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, giúp làm giảm biểu hiện chảy máu do búi trĩ gây ra.
Các trường hợp trĩ độ 1, 2 đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh đông máu hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp này.
Phương pháp kết hợp giữa quang đông và tia hồng ngoại. Một nguồn nhiệt được sử dụng để làm đông các mô, tạo sẹo xơ và làm giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ. Ngoài ra nó còn có tác dụng cố định búi trĩ vào ống hậu môn cho bệnh nhân.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng, chỉ được dùng đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ độ 3, 4, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng hoặc có kèm theo các biến chứng nghiêm trọng như sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch, nhiễm khuẩn, hoại tử…. Một số phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ thường gặp:
Nguyên lý của phương pháp Lông là can thiệp giúp kéo búi trĩ trở về vị trí ban đầu, đồng thời làm co búi trĩ.
Một loại máy khâu đặc biệt để sử dụng cắt khoanh niêm mạc trên đường lược, sau đó khâu vòng bằng máy bấm khâu tự động. Khi đó, các mạch máu cung cấp cho búi trĩ sẽ bị cắt đứt, búi trĩ sẽ dần teo nhỏ lại.
-
Phương pháp siêu âm Doppler – THD
Một trong những phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ cũng được nhiều người áp dụng đó là phương pháp siêu âm Doppler – THD.
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ vòng.
Doppler được dùng để xác định các vị trí có thành mạch trĩ, sau đó tiến hành khâu từ 2 – 3cm trên đường lược để làm giảm đi lượng máu lưu thông đến các khu vực có tĩnh mạch. Khi đó, búi trĩ do không có nguồn dinh dưỡng sẽ dần teo nhỏ, rụng xuống.
-
Phương pháp Milligan – Morgan
Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan là một phương pháp điều trị bệnh trĩ truyền thống, không đòi hỏi trình độ quá cao và có thể áp dụng với mọi loại trĩ khác nhau.
Các búi trĩ sẽ được cắt bỏ lần lượt một cách từ từ, sau đó giữ và khâu lại những mảnh niêm mạc da nằm ở giữa các búi trĩ để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đây được coi là một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn và thường áp dụng cho trường hợp mắc bệnh trĩ nội ở cấp độ 3, 4 hoặc trường hợp mắc bệnh trĩ vòng.
Nhờ vào một loại máy khâu nối tự động, búi trĩ được loại bỏ một cách nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp HCPT là ứng dụng kỹ thuật nhiệt nội sinh.
Một loại sóng điện từ được dùng ở nhiệt độ phù hợp (từ 70 – 80 độ C) để đông, thắt nút mạch máu, cuối cùng là tiến hành cắt tận gốc búi trĩ bằng dao điện.
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc thảo dược
Bệnh trĩ theo quan niệm y học dân gian là do tỳ vị tổn thương, khiến cho trung khí bị hãm xuống bên dưới, tà khí nhân đó xâm nhập gây tổn thương, gây ra các chứng sa giáng, khiến các tổ chức bị kéo ra khỏi vị trí ban đầu.
Điều trị bệnh trĩ không chỉ là làm co và tiêu búi trĩ mà còn cần phải cải thiện chức năng tỳ vị, thúc đẩy trung khí đi lên, loại bỏ tà khí ra bên ngoài cơ thể, tăng cường sức bền của cơ vòng hậu môn để giải quyết căn nguyên bệnh. Như vậy thì việc điều trị mới hiệu quả lâu dài.
Đông y sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính tán, phối theo nguyên tắc bổ trong Bát pháp, có tác dụng bổ trung khí, dẫn khí đi lên, cải thiện chức năng tỳ vị. Nhờ đó mà dương khí được tăng cường, thăng đề có tác dụng kéo các tạng bị sa về lại vị trí ban đầu.
Thuốc trĩ Đông y được phát triển từ bài thuốc trĩ có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Thuốc trĩ Đông y hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cac-phuong-phap-chua-benh-loi-dom-hieu-qua-va-an-toan-n26442.html