Cảm cúm nghẹt mũi là tình trạng khó chịu, gây khó thở, khó ngủ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Vậy, bị cảm cúm nghẹt mũi nên làm gì để giảm nhanh triệu chứng?
Cảm cúm - Nghẹt mũi nên ăn gì ?
MỤC LỤC
-
Cảm cúm nghẹt mũi là gì?
-
Bị cảm cúm nghẹt mũi nên làm gì?
-
Một số lưu ý khi chăm sóc người bị bệnh cúm
-
Điều trị cảm cúm nghẹt mũi bằng thuốc Đông y
|
Cảm cúm nghẹt mũi là gì?
Cảm cúm hay cúm mùa là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi.
Bệnh cúm lây lan dễ dàng từ người này sang người khác, thông qua các giọt truyền nhiễm trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Các triệu chứng cảm cúm thường khởi phát đột ngột, với mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm tử vong.
Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải triệu chứng nặng và biến chứng do cúm bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và đối tượng suy giảm miễn dịch.
Ở người bị cúm, virus tấn công gây tổn thương khiến lớp niêm mạc mũi xoang viêm, sưng nề và tăng tiết dịch nhầy. Sự tích tụ bên trong cấu trúc xoang gây tắc nghẽn đường thở, cản trở không khí đi qua, dẫn tới tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.
Bên cạnh đó, người bệnh còn các biểu hiện khác kèm theo như sốt cao từ 39 – 40 độ C, đau như đau nhức cơ bắp, nhất là vùng cơ lưng dưới, đau đầu dữ dội, đau bụng, mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, nôn mửa, tiêu chảy… Các biểu hiện của cúm thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột và nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường.
Trong hầu hết các trường hợp, cảm cúm thường tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày,, tuy nhiên một số triệu chứng có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau đó hoặc lâu hơn, đặc biệt là nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho.
Điều này gây bất tiện cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm nghẹt mũi có thể phát triển thành viêm mũi xoang mãn tính.
Triệu chứng cảm cúm thường gặp ở người bệnh
Bị cảm cúm nghẹt mũi nên làm gì?
1. Uống nhiều nước ấm
Sốt có thể khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi, vì vậy cần chú ý luôn luôn giữ cho cơ thể đủ nước. Việc bổ sung đủ nước giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, làm dịu kích ứng tại mũi và cổ họng, đồng thời làm loãng chất nhầy có thể gây tắc mũi.
Người bị cảm cúm có thể uống nước bằng nước ấm, hoặc các loại trà nóng như trà gừng và trà xanh để vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa giúp giải cảm, giảm tình trạng nghẹt mũi.
2. Xông hơi
Xông hơi với nước nóng hoặc các loại nước lá thảo dược là một trong những cách trị cảm cúm rất hiệu quả.
Hơi nước cũng như thành phần tinh dầu trong thảo dược có tác dụng làm giãn lỗ chân lông, thoát mồ hôi và loại bỏ virus khỏi cơ thể.
Đồng thời xông hơi là phương pháp giúp thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi rất hiệu quả, người bệnh cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn.
Hơi nước ở nhiệt độ cao dễ dàng đi vào sâu bên trong các khoang mũi xoang tắc nghẽn, làm loãng chất nhầy, giúp dễ dàng xì mũi và thông thoáng mũi.
Đặt mặt của bạn lên trên bát nước sôi nóng với một chiếc khăn trùm trên đầu, hít thở trong 5 – 10 phút và đảm bảo duy trì khoảng cách để không bị bỏng mặt.
Xông hơi giúp thông mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả
3. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một cách tuyệt vời để làm vệ sinh mũi cho người bị cúm hoặc cảm lạnh. Muối là thành phần có tác dụng khử trùng và kháng viêm nhẹ, làm dịu các niêm mạc mũi bị sưng nề.
Việc vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây tổn thương đường hô hấp ra bên ngoài, giúp thông thoáng đường thở và hỗ trợ
giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.
4. Thức ăn cay có thể làm thông mũi
Thức ăn cay có thể làm tăng thân nhiệt, làm toát mồ hôi và loại bỏ độc tố bên trong cơ thể ra ngoài qua lỗ chân lông.
Ớt chứa một thành phần gọi là capsaicin, được biết đến với tác dụng sinh nhiệt, kháng viêm, làm thông mũi và giảm tình trạng tắc nghẽn mũi.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều thức ăn cay vì có thể dẫn tới kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra cảm giác nóng trong, trào ngược dạ dày.
5. Chườm ấm lên mũi
Chườm ấm là cách giảm viêm và khai thông đường hô hấp mũi khi có tắc nghẽn hiệu quả. Sử dụng một miếng vải sạch, nhúng vào nước ấm rồi đặt lên mũi trên và trán. Hơi ấm sẽ làm giãn nở mạch máu, giúp thông thoáng đường thở và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Chườm khăn ấm lên mũi là một cách giảm nghẹt mũi đau nhức xoang hiệu quả
6. Điều trị cảm cúm nghẹt mũi bằng thuốc Đông y
Ưu điểm của thuốc Đông y là tác động toàn diện đến cơ thể, không chỉ tập trung vào triệu chứng mà còn giúp
cân bằng lại hệ miễn dịch, ít gây tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc Tây y điều trị nghẹt mũi như thuốc co mạch.
Các loại thuốc cảm Đông y thường được sử dụng để trị nghẹt mũi do cảm cúm có thành phần từ các thảo dược giúp điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, đồng thời giúp làm thông mũi, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Một số loại thảo dược thường được dùng trong các bài thuốc cảm Đông y gồm: Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương, Tía tô, Trần bì, Kinh giới, Mạn kinh tử, Tần giao, Xuyên khung…
Những thảo dược này có tác dụng giảm viêm, giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng; đồng thời làm loãng dịch nhầy, kích thích mũi tiết chất nhầy dễ dàng hơn và làm thông thoáng đường hô hấp.
Đông y cũng quan niệm nghẹt mũi, cảm cúm là do sự ứ trệ của khí huyết. Các thảo dược có tính ấm giúp khai thông kinh lạc và thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Từ bài thuốc giải cảm Đông y hiệu quả, các chuyên gia đã nghiên cứu bào chế thành công sản phẩm Giải Cảm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cam-cum-nghet-mui-nen-lam-gi-6-cach-nen-thuc-hien-ngay-n27589.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng -
hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|