Khi bước qua độ tuổi 40, phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp. Hiểu rõ về các bệnh giúp việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.
Bệnh lý xương khớp ở phụ nữ sau 40 tuổi
MỤC LỤC:
-
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp của phụ nữ sau 40 tuổi
-
Các bệnh xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
-
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh xương khớp sau 40 tuổi?
-
Thuốc xương khớp Đông y – giải pháp cho bệnh xương khớp
|
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp của phụ nữ sau 40 tuổi
Ở độ tuổi sau 40, cơ thể đã đạt được mật độ xương cao nhất đồng thời sự lão hóa chức năng do tuổi tác khiến tình trạng mất xương bắt đầu vượt quá tốc độ hình thành xương.
Bước sang tuổi 40, mật độ xương của phụ nữ giảm từ 0,25 – 1% mỗi năm. Sự biến đổi có liên quan đến sự biến động về mức độ hormone sinh dục thiết yếu estrogen và testosterone.
Cơ thể sản sinh estrogen cao nhất trong độ tuổi sinh sản và giảm đáng kể khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh. Thiếu hụt estrogen thường dẫn đến giảm lượng calci và thay đổi cấu trúc, dẫn đến các bệnh xương khớp.
Một số yếu tố tác động khác cũng làm
tăng nguy cơ gây bệnh xương khớp gồm:
-
Di truyền
-
Thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu
-
Thừa cân, béo phì
Các bệnh xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng rối loạn hệ thống của xương được đặc trưng bởi khối lượng xương thấp, sự suy giảm cấu trúc vi mô của mô xương dẫn đến xương xốp hơn và do đó làm tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương có thể ảnh hưởng tới bất kỳ xương nào trên cơ thể, nhưng các xương bị ảnh hưởng phổ biến nhất bao gồm: đốt sống ở cột sống, xương cẳng tay, xương cổ tay và xương hông.
Loãng xương phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt tăng cao ở độ tuổi sau 40, khi cơ thể bước sang thời kỳ tiền mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do xương của phụ nữ có cấu tạo nhỏ hơn, yếu hơn.
Ngoài ra, nồng độ estrogen và testosterone suy giảm gây tác động tiêu cực đến xương bằng cách tăng độ nhạy cảm với tác dụng tiêu xương của hormon tuyến cận giáp.
Loãng xương là bệnh xương khớp thường gặp
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng ảnh hưởng đến cột sống, trong đó vòng xơ bị tổn thương khiến nhân nhầy (thường nằm ở trung tâm của đĩa đệm) bị thoát vị. Điều này có thể chèn ép các dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau và rối loạn chức năng tủy sống.
Phụ nữ sau 40 tuổi có nguy cơ cao mắc các vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm.
Viêm khớp dạng thấp
Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ bệnh nhân
nữ giới bị viêm khớp dạng thấp hiện đang cao gấp 3 lần so với nam giới.
Phụ nữ khi bước sang độ tuổi trung niên, sự thay đổi nội tiết tố nữ, giảm hormone estrogen sau sinh dẫn đến suy yếu mô sụn và tăng nguy cơ bệnh lý viêm khớp.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp, dây chằng, đĩa đệm ở cột sống bị mài mòn, ma sát trực tiếp với nhau gây đau.
Nữ giới thường có hệ thống dây chằng xung quanh khớp gối yếu hơn nam giới, dẫn đến nguy cơ tổn thương khi vận động.
Ngoài ra, cấu trúc xương chậu của phụ nữ thường rộng, đáp ứng chức năng mang thai và sinh con.
Sau mỗi lần trải qua quá trình sinh nở, nguy cơ mắc thoái hóa khớp lại cao hơn, đặc biệt là ở khớp gối và khớp háng.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh xương khớp sau 40 tuổi?
Để cải thiện sức khỏe và ngừa các nguy cơ mắc bệnh xương khớp, việc thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Thay đổi lối sống
Thực hiện lối sống khoa học là điều quan trọng đối với bất kỳ ai, đặc biệt là từ độ tuổi trung niên trở đi.
-
Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc giúp các cơ quan được nghỉ ngơi đúng cách và phục hồi một cách tối đa.
-
Điều này giúp hạn chế nhiều nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các rối loạn hormon và suy giảm chức năng xương khớp.
-
Hạn chế việc bê vác nặng, ngồi sai tư thế hay thực hiện các động tác tập luyện khó mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia.
-
Tập rời xa điện thoại di động và các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, tivi giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục hơn.
Tập thể dục giúp giảm đau xương khớp
Bỏ rượu và thuốc lá
Hút thuốc cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và làm giảm đáng kể khối lượng xương.
Uống nhiều rượu cũng gây ảnh hưởng đến xương khớp. Vì vậy bỏ rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Dinh dưỡng cân bằng
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe phụ nữ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, đặc biệt là canxi và vitamin D.
Các loại thực phẩm được khuyến cáo bao gồm: sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá béo, nấm, trứng...
Phơi nắng thường xuyên và bổ sung chế độ ăn uống có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin D.
Kiểm tra sức khỏe và mật độ xương định kỳ
Thăm khám định kỳ, tầm soát ung thư, kiểm tra mật độ xương giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe, các bệnh xương khớp đang gặp để chủ động có biện pháp chăm sóc bản thân tốt nhất.
Thuốc xương khớp Đông y – giải pháp cho bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp đa phần là bệnh mãn tính, do đó, giải pháp mà nhiều người lựa chọn là kết hợp cả Đông y và Tây y trong điều trị bệnh.
Thuốc Tây y có hiệu quả trong các đợt viêm cấp, giảm sưng đau, sau đó, dùng thuốc Đông y giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc xương khớp hiệu quả, thường được dùng trong các trường hợp đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa,
các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống…
Hiện nay, bài thuốc xương khớp hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc xương khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc xương khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/canh-bao-benh-xuong-khop-thuong-gap-o-phu-nu-sau-40-tuoi-n26163.htmL
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO,
Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
|