Đau đầu gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng. Đây là hệ quả của chấn thương hoặc viêm khớp, bệnh gút hoặc nhiễm trùng gây ra cơn đau khớp gối ở tuổi 30.
Đau đầu gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng
Đau khớp đầu gối là gì?
Khớp gối là phần nối giữa xương đùi và xương cẳng chân (xương chày). Ngoài nắp đầu gối, khớp được bao phủ bởi một mô căng gọi là nang, có rất ít cấu trúc mô mềm bị căng cụ thể là sụn chêm và dây chằng chéo trước. Khớp gối có một tập hợp mô chắc khác bên ngoài bao cũng giúp khớp ổn định – đây được gọi là dây chằng phụ.
Tình trạng đau đầu gối ở người trẻ tưởng hiếm gặp nhưng theo thống kê thì trong 3 người có tới 1 người có khả năng gặp tình trạng này tại thời điểm nào đó. Đau khớp đầu gối là do sự mất cân bằng của các cơ xung quanh khớp gối, ảnh hưởng tới chỏm đầu gối. Tình trạng đau khớp đầu gối ở người trẻ tuổi thường gặp ở những người hay chơi thể thao.
Triệu chứng đau đầu gối sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
-
Đầu gối bị sưng và cứng
-
Đỏ và ấm khi chạm vào
-
Chân yếu hoặc không ổn định
-
Có tiếng lách cách hoặc lạo xạo trong khớp
-
Không có khả năng duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối.
Nguyên nhân gây ra đau đầu gối ở người trẻ tuổi
Người trẻ tuổi bị đau đầu gối có thể do chấn thương hay viêm xương khớp
Đau đầu gối ở người trẻ có nhiều nguyên nhân, có thể xuất phát từ chấn thương cơ học, các loại viêm khớp hoặc các vấn đề khác. Cụ thể là do:
Chấn thương
Đau khớp đầu gối ở người trẻ có thể xuất phát từ chấn thương dây chằng, gân hoặc tràn dịch khớp quanh gối. Một số chấn thương gây đau khớp gối bao gồm:
-
Tổn thương ACL: Chấn thương ACL là một vết rách của dây chằng chéo trước – một trong bốn dây chằng nối xương ống chân với xương đùi. Chấn thương ACL đặc biệt phổ biến với những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các bộ môn thể thao cần thay đổi hướng đột ngột.
-
Gãy xương: Các xương của đầu gối, gồm cả xương bánh chè có thể bị gãy khi ngã hoặc tai nạn. Ngoài ra, những người bị loãng xương dù chỉ bước hụt cũng rất dễ gãy xương đầu gối.
-
Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Một số chấn thương đầu gối gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là các túi nhỏ đệm bên ngoài khớp gối của bạn để gân và dây chằng lướt nhẹ nhàng trên khớp.
Mắc bệnh viêm khớp
Hiện nay có tới hơn 100 loại viêm khớp có khả năng gây ra đau đầu gối ở người tuổi 30. Tuy nhiên, sẽ có một số loại viêm khớp phổ biến hơn, cụ thể:
-
Viêm xương khớp (OA): là loại viêm khớp thoái hóa, loại phổ biến nhất. Tình trạng hao mòn ở sụn đầu gối của bạn xảy ra khi tuổi tác tăng lên gây ra đau nhức vùng đầu gối.
-
Viêm khớp dạng thấp: Đây là một tình trạng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng tới hầu hết các khớp trong cơ thể bao gồm cả đầu gối. Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, mỗi người sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng.
-
Bệnh gout: loại viêm khớp xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Thường bệnh gout ảnh hưởng tới ngón chân cái nhưng cũng có thể xảy ra ở đầu gối.
-
Viêm khớp nhiễm trùng: Đôi khi khớp của bạn có thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đau và đỏ. Viêm khớp nhiễm trùng thường kèm theo sốt và thường không có chấn thương trước khi bắt đầu đau. Nếu bạn bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác của viêm khớp nhiễm trùng thì nên đi khám bác sĩ.
Yếu tố rủi ro đối với tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Vận động viên thể thao dễ bị chấn thương đầu gối
Thông thường viêm đau khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi nhiều hơn so với những người trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một trong các tình trạng sau thì cũng sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường:
-
Thừa cân hoặc béo phì: Cân nặng quá cao gây áp lực lên khớp gối của bạn khiến cho việc duy trì hoạt động bình thường như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang cũng khó khăn. Thừa cân cũng khiến bạn tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp do sẽ đẩy nhanh quá trình sụn khớp phân hủy.
-
Cơ bắp thiếu linh hoạt: Người ít hoạt động dẫn tới cơ bắp thiếu sức mạnh và linh hoạt có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương đầu gối.
-
Người từng chấn thương đầu gối: Những ai từng bị chấn thương đầu gối trước đây sẽ có nhiều khả năng bị chấn thương đầu gối tái phát.
Các phương pháp giúp giảm đau đầu gối ở người trẻ tại nhà
Khi bị đau khớp đầu gối có thể dùng kem bôi massage giảm đau
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau khớp đầu gối. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại kem bôi khớp gối chứa chất gây tê.
Ngoài ra có thể áp dụng một số cách giảm đau khớp đầu gối không dùng thuốc bao gồm:
-
Nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp đầu gối, bạn nên tạm dừng các hoạt động bình thường để giảm áp lực lên đầu gối, giúp vết thương có thời gian lành lại và ngăn ngừa tồn thương thêm. Nếu chỉ bị chấn thương nhẹ thì nghỉ ngơi 1 – 2 hôm là có thể cảm thấy khớp đầu gối phục hồi.
-
Chườm mát: Sử dụng đã để chườm mát đầu gối để giúp giảm đau và viêm. Nên nhớ sử dụng chườm mát không quá 20 phút mỗi lần để không gây hại tới da của bạn.
-
Chườm ấm: Sử dụng túi chườm ấm hoặc chai nước nóng có khả năng giúp giảm đau tạm thời vùng bị đau ở đầu gối.
-
Gác cao chân: Để giảm sưng bạn hãy thử kê chân bị thương trên gối hoặc ngồi trên ghết tựa.
Thông thường, đau đầu gối ở người trẻ và thiếu niên thường có thể tự điều trị tại nhà và nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài bạn nên tới bệnh viện để thực hiện các bài kiểm tra chẩn đoán sức khỏe xương khớp. Nếu gặp phải vấn đề nghiêm trọng dẫn tới đau đầu gối thì nên áp dụng sớm các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Xương khớp Đông y giúp giảm đau đầu gối ở người trẻ do viêm khớp hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, xu hướng mới hiện nay là sử dụng thuốc Đông y trong điều trị bệnh xương khớp, điển hình là bệnh đau đầu gối ở người trẻ.
Bài thuốc Đông y trị đau xương khớp có nguồn gốc thảo dược giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, trị các chứng phong tê thấp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ hiệu quả. Chính vì thế sử dụng thuốc Xương khớp Đông y giúp giảm đau khớp gối hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-dau-goi-o-nguoi-tre-tuoi-la-do-dau-va-cach-giam-dau-tai-nha-n4984.html
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn.
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Xương Khớp Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 25 - 30 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|