Nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp
Theo y học cổ truyền, bệnh phong thấp thuộc Tý chứng, là bệnh lý chỉ tình trạng tắc nghẽn khí huyết trong kinh mạch.
Danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đã từng đề cập đến căn bệnh này và cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do nguyên khí trong cơ thể hư yếu tạo điều kiện cho tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào.
Khi phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu trú tại kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm khiến các khớp xương sưng đỏ, đau nhức, tê bại, cử động khó khăn…
Điều trị bệnh phong tê thấp theo Đông y
Dựa trên cơ sở phân tích nguyên nhân gây bệnh, các thầy thuốc thường tập trung điều trị vào việc khu phong hòa huyết, thông kinh lạc, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêu viêm, đồng thời bồi bổ can thận, tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
Một số vị thuốc thường được dùng trong bài thuốc trị bệnh phong tê thấp là:
Mã tiền chế
Mã tiền chế là vị thuốc từ cây mã tiền. Mã tiền có công dụng thông kinh lạc, mạnh gân cốt, giảm sưng viêm, giảm đau, nên thường được dùng để trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh… Y học hiện đại còn phân tích, mã tiền có chứa chất làm tê liệt thần kinh cảm giác vùng rễ, làm giảm những cơn đau do đau nhức xương khớp.
Đương quy
Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn, vào kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống. Đương quy là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp.
Đỗ trọng
Đỗ trọng có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân xương, thường được dùng với các trường hợp chân tay tê mỏi, thận hư lưng đau…
Đỗ trọng là vị thuốc có tác dụng mạnh gân xương
Ngưu tất
Đây cũng là một vị thuốc thường được dùng với các bệnh lý đau xương khớp. Ngưu tất thường được kết hợp với các dược liệu khác để gia tăng công hiệu. Trường hợp đau xương khớp do hàn (lạnh) thì phối hợp cùng tục đoạn, quế chi, cẩu tích. Trường hợp đau xương khớp do nhiệt (nóng) thì phối hợp cùng hoàng bá.
Quế chi
Quế có tác dụng làm ấm cơ thể, thông kinh mạch, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, giảm đau nhức gân cơ và các khớp xương.
Thương truật
Theo Đông y, thương truật có vị cay, tính ấm có tác dụng giảm đau, làm ra mồ hôi, thường dùng để trị nhiều bệnh, trong đó có thấp khớp.
Độc hoạt
Độc hoạt có tác dụng giảm đau và chống viêm, được dùng để điều trị các bệnh về phong, hàn, thấp, tý; đau nhức xương, chân tay tê cứng.
Thổ phục linh
Theo y học cổ truyền, thổ phục linh có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi.
Thuốc Phong Tê Thấp Đông y – phát triển từ bài thuốc cổ truyền
Sự kết hợp hài hòa của 8 vị thuốc trên vừa giúp hỗ trợ, tăng cường tác dụng trị liệu của mỗi vị thuốc, vừa tạo nên bài thuốc phong tê thấp có tác dụng tốt với bệnh lý xương khớp.
Bài thuốc phong tê thấp đã được ứng dụng lâu đời để trừ phong thấp, thông kinh lạc, điều trị các bệnh viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp,
thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau nhức xương, mỏi, tê buốt chân tay.
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm Thuốc Phong Tê Thấp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Phong Tê Thấp Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh phong thấp có thể tham khảo sử dụng.
Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bai-thuoc-tri-phong-te-thap-co-gi-dac-biet-n22068.html