Có rất nhiều vấn đề gây chảy máu chân răng ở trẻ em. Bố mẹ nên để ý điều trị sớm, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng và sức khỏe của trẻ.
Chảy máu chân răng ở trẻ em khiến bố mẹ lo lắng
Nguyên nhân chảy máu chân răng ở trẻ em
Ở trẻ em, hiện tượng chảy máu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Thông thường các mẹ thường cho rằng nguyên nhân bé bị chảy máu chân răng là do chải răng không đúng cách hoặc chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ có thể bị chảy máu chân răng do các nguyên nhân như:
Viêm nướu răng gây chảy máu chân răng ở trẻ em
Bệnh viêm nướu ở trẻ em có thể do vi khuẩn gây ra. Trẻ em thường chưa tự vệ sinh răng miệng sạch sẽ được hoặc lười đánh răng. Các vi khuẩn dễ tấn công và sản sinh ra các độc tố, khiến nướu của bạn trở nên viêm sưng, chảy máu.
Khi bị viêm nướu, bé bị sưng đau, đỏ tấy, dễ bị chảy máu khi đánh răng. Các mẹ nếu không lưu ý tình trạng này ở trẻ có thể dẫn tới viêm nha chu. Các biến chứng xấu hơn và tụt lợi, chân răng dài ra, dễ bị lung lay và gãy.
Tình trạng chảy máu chân răng gây viêm nướu là một trong những bệnh lý nghiêm trọng về răng. Đối với trẻ nhỏ, viêm nướu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác. Tình trạng viêm nướu nặng có thể gây viêm nha chu, u nhú nướu răng,... Lâu ngày những tình trạng này có thể dẫn tới gãy mất răng.
Trẻ bị viêm nướu thường kèm theo chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C
Một trong những nguyên nhân chính gây nên chảy máu chân răng ở trẻ em là tình trạng thiếu vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thiếu vitamin C, cơ thể không thể tổng hợp collagen qua quá trình chuyển hóa prolin và lysin.
Chảy máu chân răng ở trẻ do thuốc
Trẻ nhỏ thường phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm vì sức khỏe kém. Một trong các tác dụng phụ của các loại thuốc này tới sức khỏe răng miệng của bé là giảm khả năng đông máu. Tình trạng chảy máu chân răng ở bé sẽ xuất hiện dài hơn, lâu dài có thể gây nên các triệu chứng xấu.
Chảy máu chân răng do bệnh lý
Một số bệnh lý ở trẻ cũng có thể dẫn tới chảy máu chân răng, bao gồm:
-
Bệnh về máu: Các bệnh giảm tiểu cầu, thiếu canxi, ung thư máu, tủy xương, khó đông máu
-
Bệnh về gan: Khi gan tham gia vào quá trình tổn hợp chất đông máu, có thể ảnh hưởng tới gan.
-
Bệnh tiểu đường: Ảnh hưởng tới mức độ sản xuất, hấp thụ insulin và đường trong máu.
-
Bệnh tim mạch: Các bệnh như nhồi máu cơ tim cũng có các biểu hiện chảy máu chân răng. Khi lưu lượng máu thay đổi làm tim gián đoạn, các tế bào tim bị ảnh hưởng, dễ dẫn tới đột quỵ.
Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng chảy máu chân răng nguy nhiều, viêm nướu, sưng đỏ, hãy đưa bé tới ngay bác sĩ nha khoa để chăm sóc, điều trị.
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ nếu thấy tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên
Trẻ em bị sưng lợi chảy máu chân răng điều trị thế nào?
Điều trị chảy máu chân răng ở trẻ cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có cách xử lý hiệu quả nhất.
Với bé 18 tháng bị chảy máu chân răng thường xuyên, nên đưa bé đi khám để có cách điều trị phù hợp nhất. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ như sau:
1. Dùng thuốc và rơ miệng
Cùng với việc lấy cao răng, dùng thuốc theo toa của bác sĩ cũng là một cách để chữa trị chảy máu chân răng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ.
Trong khoảng thời gian bị viêm nướu, trẻ không nên đánh răng vì sẽ gây ra đau và làm tổn thương nướu thêm. Dùng gạc và NaCL 0,9% để rơ miệng cho trẻ là một cách thức hữu hiệu để vệ sinh răng miệng cho trẻ.
2. Bổ sung Vitamin C
Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do trẻ bị thiếu hụt vitamin C. Bổ sung vitamin C vào thức ăn hằng ngày là cách thức để ngăn ngừa và
trị chảy máu chân răng. Một khi vitamin C được bổ sung, các mô nướu bị tổn thương sẽ mau lành hơn và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm giúp tăng cường đề kháng cho trẻ
3. Lấy cao răng thường xuyên
Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thì việc điều trị chảy máu chân răng cần được tiến hành sớm để bảo đảm răng thật cho trẻ. Nếu có cao răng dưới nướu và quanh chân răng thì cần đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để lấy cao răng, tránh tình trạng cao răng nhiều gây tụt lợi, viêm lợi ở trẻ.
4. Sử dụng các phương pháp dân gian
-
Súc miệng nước muối: Đây là một cách thức vệ sinh răng miệng hiệu quả và dễ thực hiện. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng 2-3 lần/ngày để hạn chế chảy máu chân răng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng khác.
-
Dùng túi trà: Ngâm túi trà trong nước sôi 20 phút, lấy túi trà để nguội và đắp lên phần nướu răng chảy máu.
-
Dùng chanh và tỏi: Giã tỏi sau đó cho vào một ít nước cốt chanh, đắp lên phần nướu răng chảy máu. Để yên 5 phút sau đó nhổ ra, máu sẽ ngừng chảy. Nên súc miệng kỹ sau khi áp dụng bởi chanh có tính axit cao, có thể ăn mòn.
Một số các bài thuốc chữa chảy máu chân răng tự nhiên khác như mật ong, nha đam, lá trà xanh,... đều cải thiện chứng chảy máu chân răng hiệu quả với trẻ nhỏ.
5. Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược
Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược có chứa các thành phần như Lá lấu, Xuyên tiêu, Cam thảo giúp hỗ trợ làm giảm nhanh các tình trạng viêm nưới, đau nhức răng miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm, hôi miệng hiệu quả.
Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng sẽ giúp hỗ trợ làm sạch, hỗ trợ sát khuẩn răng miệng tối ưu, giúp phòng ngừa và hạn chế các bệnh răng miệng.
DS. Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chay-mau-chan-rang-o-tre-em-lam-gi-nhanh-khoi-n4618.html
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặc thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|