Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ gây khô miệng do phải thở bằng miệng, đau họng, mệt mỏi. Có nhiều cách đơn giản nên áp dụng ngay khi bị tình trạng này.
Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ gây mệt mỏi
Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ có phải do Covid-19?
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng như hiện nay, xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào cũng khiến người bệnh lo lắng.
Covid-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus sẽ có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.
Các triệu chứng Covid-19 thường gặp nhất:
-
Ho
-
Sốt
-
Mệt mỏi
-
Mất vị giác hoặc khứu giác
Các triệu chứng Covid-19 ít phổ biến hơn:
-
Đau họng
-
Đau đầu
-
Đau nhức cơ thể
-
Tiêu chảy
-
Da nổi mẩn hay ngón tay, ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
-
Mắt đỏ hoặc ngứa
Các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng:
-
Khó thở
-
Hụt hơi
-
Đau ngực
-
Mất khả năng nói hoặc cử động
Nếu nghi ngờ các triệu chứng nghẹt mũi khó thở mình đang gặp phải là Covid-19, bạn hãy test nhanh hoặc test PCR để có kết quả chính xác nhất. Trong lúc chờ kết quả, vẫn nên tự cách ly và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K để bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh.
Ngoài nghẹt mũi khó thở, Covid-19 còn gây ra nhiều triệu chứng khác
Bị nghẹt mũi khi ngủ là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi, như:
Cảm lạnh, cúm
Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới nghẹt mũi, sổ mũi. Cảm lạnh, cúm chủ yếu là do virus gây ra. Dịch mũi thường có màu vàng đậm, xanh…
Dị ứng
Cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông vật nuôi, mạt bụi, mùi hương, thậm chí cả thức ăn cũng gây nghẹt mũi. Dịch mũi thường trong và loãng.
Viêm xoang
Các hốc xoang cạnh mũi rỗng và chứa đầy không khí, giúp điều hòa hơi thở và rất nhiều vai trò khác. Khi các xoang bị nhiễm virus, vi khuẩn có thể dẫn tới viêm, tích tụ dịch nhầy dẫn tới khó thở.
Viêm xoang gây nghẹt mũi khó thở thường bị nhầm lẫn sang cảm lạnh hay cúm, dẫn tới việc điều trị không đúng cách. Viêm xoang cấp tính không điều trị đúng dễ dẫn tới mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
>> Xem thêm Top 4 viên uống trị viêm xoang được ưa chuộng nhất
Mô phỏng hình ảnh xoang bình thường và viêm xoang
Tại sao nghẹt mũi khó thở nặng hơn khi ngủ?
Nghẹt mũi khó thở khi ngủ thường nặng hơn vào ban đêm. Bởi ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu và vùng mũi sẽ tăng lên. Các mạch máu nhỏ ở mũi sẽ giãn ra khiến niêm mạc mũi sưng lên, tình trạng viêm tăng lên. Ở tư thế nằm thì dịch nhầy trong mũi cũng tích tụ, không thoát ra được gây khó thở, dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ.
Nằm ngủ bị nghẹt mũi do viêm xoang có cách nào hết?
Nghẹt mũi không chỉ gây khó thở mà còn gây khó ngủ, khô miệng, gây ho và mệt mỏi. Do vậy, để giảm bớt nghẹt mũi, nên thực hiện ngay những cách sau:
Xịt rửa mũi
Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đào thải dịch nhầy trong hốc mũi, làm thông thoáng mũi. Nước muối cũng có tính sát khuẩn, giúp làm sạch khoang mũi.
Có thể xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi như Zenko hoặc dùng dụng cụ rửa mũi như bình Neti pot hoặc máy rửa mũi chuyên dụng.
Súc miệng thường xuyên
Xông hơi
Hơi nước ấm bốc lên sẽ giúp làm loãng dịch nhầy cứng trong hốc mũi. Dịch nhầy loãng ra sẽ chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Để tăng thêm hiệu quả có thể kết hợp thêm một số loại tinh dầu có tác dụng chống virus và vi khuẩn.
Có thể xông hơi bằng bát nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát rồi cúi đầu gần bát nước để hít ngửi hơi nước bốc lên. Hoặc có thể sử dụng máy xông hơi sẽ tiện hơn, tránh bị bỏng.
Massage mũi
Massage mũi, dọc hai bên cánh mũi và đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) sẽ giúp làm giãn nở mạch máu, giúp dịch nhầy loãng ra và chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Massage cũng sẽ giúp giảm đau tức mũi do tình trạng nghẹt cứng mũi, đặc biệt là do viêm xoang.
Massage mũi giúp giảm nghẹt mũi khó thở
Chườm ấm vùng mũi
Trước khi đi ngủ, lấy khăn nhúng nước ấm vắt khô rồi chườm lên vùng mũi. Khăn ấm sẽ giúp làm giảm nghẹt mũi, giảm đau tức vùng mũi.
Nâng cao đầu khi ngủ
Để giảm ách tắc dịch nhầy trong mũi gây khó thở, có thể kê cao đầu khi ngủ bằng cách dùng thêm 1 chiếc gối mỏng hoặc nâng cao đầu giường.
Dùng thuốc thông mũi Tây y
Để làm giảm nghẹt mũi, có thể dùng thuốc thông mũi dạng xịt hoặc dạng uống để giúp thu nhỏ các lớp lót bị viêm, co mạch máu để giảm sức cản và cải thiện luồng không khí.
Tuy nhiên, thuốc thông mũi Tây y không nên dùng kéo dài quá 5-7 ngày, kẻo sẽ gây tác dụng ngược hoặc nhờn thuốc.
Dùng thuốc Xoang Đông y
Bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ do viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng có thể sử dụng bài thuốc xoang công dụng thông mũi tiêu viêm bí truyền. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Bài thuốc xoang không chỉ có công dụng thông mũi mà còn giúp tiêu viêm mũi xoang, tác động dần dần vào cơ địa để tăng cường chính khí, vệ khí trong cơ thể, ngăn ngừa hàn tà xâm nhập gây bệnh. Do vậy, kiên trì sử dụng một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc xoang Đông y hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Người bị nghẹt mũi do
viêm xoang mũi hay viêm mũi dị ứng có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chi-dan-cach-giai-quyet-khi-bi-nghet-mui-kho-tho-khi-ngu-n4983.html
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
330mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranecei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Radix Actratylodis macrocephalae), 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae) 320mg.
Tác dụng – Chỉ định:
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Chống chỉ định:
Người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc; Trẻ dưới 5 tuổi; Người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD
|