Xông lá giải cảm là phương pháp sử dụng từ lâu đời, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, người ớn lạnh, đau mỏi người… Vậy, các loại lá xông giải cảm gồm những gì?

Xông lá giải cảm an toàn, hiệu quả
Tác dụng của các loại lá xông giải cảm
Dùng lá để
xông hơi giải cảm là giải pháp được nhiều người áp dụng. Dưới đây là 6 loại lá thường được sử dụng khi bị cảm.
-
Lá bưởi: Tinh dầu có mùi thanh dịu nhẹ, giúp giảm stress đồng thời hỗ trợ giảm nhức đầu, sốt ho, tiêu thực, giải cảm.
-
Lá sả: Chứa tinh dầu geraniol, citral… giúp tiêu đờm, cổ họng thông thoáng.
-
Lá bạc hà: Có tác dụng tán phong nhiệt, hạ sốt, sát khuẩn tai mũi họng, kháng viêm, tiêu trừ nhức đầu, đau họng, sổ mũi.
-
Lá ngải cứu: Thảo dược tự nhiên thường dùng để giải cảm, lưu thông khí huyết.
-
Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm giúp trị cảm mạo, khu phong trừ hàn.
-
Lá hương nhu: Mùi thơm tinh dầu giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, tăng tiết mồ hôi, trị cảm nắng, nhức đầu.
Xông lá hương nhu giúp giải cảm an toàn
“Bí kíp” xông lá giải cảm hiệu quả
Xông trị cảm nên kết hợp các loại lá cùng với nhau để đạt hiệu quả tốt. Cách xông như sau:
-
Bước 1: Lấy 1 nắm lá, rửa sạch, cho vào nồi nước và đun sôi trong khoảng 5 - 10 phút thì tắt bếp.
-
Bước 2: Ngồi trong phòng kín gió, phủ kín chăn mỏng lên thân người và đầu.
-
Bước 3: Đặt nồi nước lá còn nóng trước mặt người bệnh, mở hé từ từ vung, cẩn thận tránh bị bỏng.
-
Bước 4: Khi xông cần hít sâu thở ra nhẹ nhàng.
-
Bước 5: Khi cơ thể thấy nhẹ nhõm, hết gai người thì dừng. Thấm mồ hôi và thay quần áo, nghỉ ngơi.
Xông lá giải cảm phương pháp phổ biến trong dân gian
Lưu ý khi áp dụng phương pháp xông giải cảm
Xông trị cảm mặc dù là phương pháp an toàn, hiệu quả nhưng có một số trường hợp dưới đây không nên áp dụng:
-
Người bị cảm mạo phong nhiệt: Sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.
-
Cảm lâu ngày không khỏi, có dấu hiệu bội nhiễm, ho đờm vàng đặc, khó thở
-
Sốt siêu vi, sốt xuất huyết
-
Cơ thể suy nhược, người già yếu, trẻ nhỏ
-
Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
-
Người đang bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao…
-
Sau khi uống rượu
-
Người có bệnh ngoài da
-
Người bệnh tăng huyết áp, tim mạch
-
Người có biểu hiện tâm thần
Khi bị cảm thông thường, người bệnh nên xông hơi từ 1 – 2 lần trong ngày, mỗi lần không kéo dài quá 20 phút. Nếu xông quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Giải cảm nhờ bài thuốc cổ phương
Nếu không có thời gian chuẩn bị các loại lá xông, người bị cảm có thể tham khảo sử dụng siro giải cảm và thuốc giải cảm Đông y có nguồn gốc từ bài thuốc giải cảm cổ phương.
Đông y có bài thuốc giải cảm với thành phần gồm các dược liệu có tác dụng phát tán phong hàn như Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương, Tía tô, Trần bì, Kinh giới, Mạn kinh tử, Tần giao, Xuyên khung, Sài hồ, Bạch thược, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt…
Phát triển tinh hoa từ bài thuốc này, kết hợp với công nghệ hiện đại, các chuyên gia nghiên cứu đã sản xuất thành sản phẩm Siro Cảm thảo dược và Thuốc Giải Cảm dạng viên nén tiện dụng.
Siro Cảm có công dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm; hỗ trợ giảm các
triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao; phù hợp với trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Thuốc Giải Cảm có tác dụng phát tán phong hàn, dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Siro Cảm thảo dược và Thuốc Giải Cảm dạng viên nén có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị cảm có thể tham khảo sử dụng.
DS Trần Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chia-se-xong-la-giai-cam-an-toan-hieu-qua-n22241.html

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng -
hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.

Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định: Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Chống chỉ định: Không dùng cho người cảm nhiệt, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|