Đau bụng sau khi ăn là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở vùng hạ vị, quanh rốn hay đau ở vùng thượng vị.
Về mức độ, đau quặn bụng sau ăn là cảm giác đau dữ dội xảy ra đột ngột sau bữa ăn, đau thường đi kèm theo các biểu hiện khác như:
Cảm giác căng tức và đau vùng bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày và gây bất tiện cho việc ăn uống.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và đau bụng sau ăn
Khi nào đau quặn bụng sau khi ăn là triệu chứng nghiêm trọng?
Phần lớn các trường hợp đau bụng sau ăn thường không đáng lo ngại, xảy ra trong một thời gian rất ngắn và sau đó biến mất.
Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội, kèm theo các triệu chứng như:
-
Bụng đau dữ dội, cơn đau không cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
-
Các cơn đau xuất hiện ngay cả khi ngừng ăn.
-
Nôn ói, vã mồ hôi, người mệt mỏi mất nước.
-
Đi ngoài phân đổi màu, phân lẫn máu hoặc chất nhầy.
Trong những trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Làm thế nào để cải thiện đau quặn bụng sau khi ăn?
Hầu hết
các triệu chứng đau bụng sau ăn là do hệ tiêu hóa bị kích thích, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thường biến mất sau khi đi vệ sinh hoặc nghỉ ngơi một thời gian ngắn.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc phù hợp.
-
Thuốc giảm đau
-
Thuốc hạ sốt nếu người bệnh có dấu hiệu sốt cao.
-
Đau bụng do nhiễm khuẩn đường ruột sẽ được điều trị với kháng sinh thích hợp.
-
Táo bón lâu ngày gây đau quặn bụng có thể được xử lý bằng thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ.
-
Một số các thuốc khác có thể được chỉ định như: thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy, thuốc chống dị ứng, kháng viêm, các thuốc giải độc phù hợp...
Ngoài ra nếu bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, điện giải có thể xem xét việc truyền phục hồi.
Các thủ thuật ngoại khoa
Đau bụng do ngộ độc hay không dung nạp thực phẩm có thể cần gây nôn bắt buộc, dùng than hoạt tính thậm chí rửa dạ dày để loại bỏ độc tố nhanh chóng khỏi đường tiêu hoá.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Nếu chỉ là đau bụng nhẹ, không kèm các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện nhờ các biện pháp sau:
-
Chườm ấm
-
Nằm nghỉ ngơi
-
Uống nước ấm
-
Không vận động nặng hay đi lại cho đến khi cơn đau cải thiện
-
Massage quanh vùng bị đau, có thể dùng kết hợp cao nóng để tăng lưu thông máu, giảm đau
-
Có thể làm ấm cơ thể, giảm đau bằng việc uống một cốc trà gừng hoặc trà hoa cúc.
Chườm ấm giúp giảm cảm giác khó chịu do đau bụng sau ăn
Giảm đau bụng do bệnh đại tràng nhờ Thuốc Đại Tràng Đông y
Đau đại tràng là cơn đau vùng bụng dưới hoặc dọc theo đại tràng, nguyên nhân chủ yếu là do tỳ vị hư hàn hoặc táo kết co thắt gây đau bụng. Để điều trị người xưa thường dùng pháp sơ can, giải uất, giáng nghịch, chỉ thống kết hợp kiện tỳ ích vị, ôn bổ thận âm và hành khí, ích khí.
Đông y có bài thuốc đại tràng có thành phần gồm các vị thuốc như Hoạt thạch, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Hậu phác, Hoàng liên, Mộc hương, Ngũ bội tử, Xa tiền tử… có tác dụng hành khí hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Bài thuốc đại tràng thường được dùng trong các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay, bài thuốc đại tràng đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Đại Tràng dạng viên nén tiện sử dụng, người bị đau bụng sau khi ăn do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-quan-bung-sau-khi-an-nhung-dau-hieu-can-di-tham-kham-ngay-n27112.html