Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, khó thở. Tìm hiểu phân loại nguyên nhân và thiếu máu bổ sung gì để đảm bảo lượng máu nuôi dưỡng cơ thể.
Người bị thiếu máu bổ sung gì để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng chóng mặt, khó thở
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu được định nghĩa là số lượng tế bào hồng cầu thấp. Khi xét nghiệm máu định kỳ, thiếu máu là khi tế bào hemoglobin hoặc hematocrit thấp. Hemoglobin là protein chính trong các tế bào hồng cầu của bạn. Nhiệm vụ của chúng là mang oxy và đưa nó đi khắp cơ thể bạn. Nếu bạn bị thiếu máu, nồng độ hemoglobin của bạn sẽ giảm thấp. Khi giảm quá thấp thì các cơ quan của bạn sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết.
Triệu chứng của thiếu máu gồm có mệt mỏi hoặc khó thở - hiện tượng xảy ra do các cơ quan trong cơ thể không đảm bảo được lượng oxy để hoạt động bình thường.
Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến. Một số đối tượng dễ bị thiếu máu bao gồm: trẻ nhỏ, phụ nữ và người mắc bệnh mãn tính. Quan trọng cần nhớ:
-
Một số dạng thiếu máu nhất định được di truyền qua gen của bạn và trẻ sơ sinh có thể mắc ngay từ khi mới sinh ra.
-
Phụ nữ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam giới do sẽ bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như nhu cầu cung cấp máu cao hơn trong thai kỳ.
-
Người lớn tuổi cũng có nguy cơ thiếu máu cao hơn vì họ có nhiều khả năng bị mắc bệnh thận hoặc một số bệnh mãn tính khác.
Phân loại thiếu máu và các nguyên nhân gây ra
Hình ảnh tế bào hồng cầu bình thường và khi bị thiếu máu
Có tới hơn 400 loại thiếu máu đã được các nhà khoa học ghi nhận. Tuy nhiên, chúng được chia làm ba nhóm:
-
Thiếu máu do mất máu
-
Thiếu máu do giảm hoặc sản xuất hồng cầu bị lỗi
-
Thiếu máu do phá hủy các tế bào hồng cầu
1. Thiếu máu do mất máu
Bạn sẽ bị thiếu máu do chảy máu. Tình trạng này xảy ra từ từ trong thời gian dài và bạn có thể không nhận thấy. Một số nguyên nhân gây mất máu bao gồm:
-
Tình trạng đường tiêu hóa như viêm loét, trĩ, viêm dạ dày và ung thư
-
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen có thể gây loét và viêm dạ dày gây chảy máu.
-
Thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đặc biệt nếu phụ nữ bị rong kinh. Có thể do bị u xơ tử cung.
-
Bị chấn thương hoặc thiếu máu sau phẫu thuật.
2. Thiếu máu do sản xuất hồng cầu giảm hoặc bị lỗi
Đối với loại thiếu máu này, cơ thể bạn không tạo ra đủ tế bào máu hoặc chúng có thể không hoạt động bình thường. Nguyên do là có vấn đề với tế bào hồng cầu hoặc không đủ vitamin và khoáng chất để tế bào hồng cầu hình thành bình thường. Một số tình trạng liên quan đến nguyên nhân gây thiếu máu này bao gồm:
Các vấn đề về tủy xương và tế bào gốc:
Tủy xương gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất hồng cầu gây ra thiếu máu
Đây là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không sản xuất đủ hồng cầu. Một số tế bào gốc nằm trong tủy xương ở trung tâm xương sẽ phát triển thành tế bào hồng cầu. Nếu không có đủ tế bào gốc, chúng sẽ không hoạt động bình thường hoặc nếu chúng bị thay thế bởi các tế bào khác như tế bào ung thư bạn sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu do các vấn đề tủy xương hoặc tế bào gốc bao gồm:
-
Thiếu máu bất sản: khi bạn không có đủ hoặc không có tế bào gốc. Đây là go den hoặc do tủy xương của bạn bị tổn thương do sử dụng thuốc, hóa trị, xạ trị hoặc nhiễm trùng. Các khối u ác tính thường ảnh hưởng tới tủy xương gồm đa u tủy hoặc bệnh bạch cầu.
-
Nhiễm độc chì: Chì gây hại đối với tủy xương, khiến bạn giảm lượng tế bào hồng cầu được sản sinh. Ngộ độc chì có thể xảy ra khi tiếp xúc với chì tại nơi làm việc hoặc nếu trẻ nhỏ ăn phải đồ có chứa chì. Bạn cũng có thể nhiễm chì nếu thức ăn của bạn tiếp xúc với một số loại đồ gốm tráng men.
-
Bệnh Thalassemia: khi có vấn đề trong việc hình thành hemoglobin. Thường bệnh do gen di truyền và có thể ảnh hưởng từ nhẹ tới nguy hiểm tới tính mạng.
Thiếu máu do thiếu sắt
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ lượng sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt đẻ tạo ra hemoglobin, một phần của tế bào hồng cầu chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt là do:
-
Chế độ ăn thiếu chất sắt, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người ăn chay.
-
Sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm và đồ uống chứa caffein thường xuyên.
-
Một số tình trạng bệnh tiêu hóa như: bệnh Crohn, người cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột non.
-
Hiến máu thường xuyên
-
Phụ nữ mang thai và cho con bú
-
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ mang thai rất dễ gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Đây là chứng bệnh rối loạn trong hình thành tế bào hồng cầu trong máu. Các tế bào hồng cầu bình thường có hình tròn đối với người mắc bệnh thì được tạo thành hình lưỡi liềm. Thiếu máu xảy ra khi các tế bào hồng cầu nhanh chóng bị phá vỡ dẫn tới chậm cung cấp oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Các tế bào hồng cầu hình liềm cũng có thể mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ gây đau.
>> Xem thêm Cảnh báo 10 hệ quả nguy hiểm của bệnh hồng cầu hình liềm gây ra
Thiếu máu do thiếu vitamin
Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ vitamin B12 và folate để tạo ra tế bào hồng cầu sẽ gây thiếu máu. Loại thiếu máu này là do:
-
Chế độ ăn thiếu hụt: bạn không bổ sung đủ lượng thịt có thể dẫn tới thiếu vitamin B12. Nếu nấu rau chín kĩ hoặc ăn ít rau cũng sẽ dần tới thiếu folate.
-
Thiếu máu ác tính: Khi cơ thể không hấp thụ dủ vitamin B12
Thiếu máu liên quan tới các bệnh mãn tính khác
Bệnh xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ hormone để tạo ra các tế bào hồng cầu. Một số nguyên nhân gây thiếu máu gồm:
-
Bệnh thận tiến triển
-
Suy giáp
-
Người cao tuổi
-
Một số bệnh mãn tính như: ung thư, lupus, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp.
3. Thiếu máu gây ra bởi sự phá hủy các tế bào hồng cầu
Khi các tế bào hồng cầu mỏng manh và không thể xử lý được áp lực khi di chuyển trong cơ thể bạn, chúng có thể bị vỡ gây ra tình trạng thiếu máu huyết tán. Bạn có thể gặp tình trạng này từ khi mới sinh hoặc chúng có thể tới muộn hơn. Đôi khi nguyên nhân của thiếu máu tan máu không rõ ràng.
>> Xem thêm Chuyên gia khuyên gì về cách ngăn ngừa thiếu máu?
Thiếu máu bổ sung gì để đảm bảo lượng máu nuôi dưỡng cơ thể?
Điều trị thiếu máu cần tùy thuộc đâu là nguyên nhân gây bệnh
Việc điều trị thiếu máu cần phụ thuộc đâu là nguyên nhân. Đối với người bị thiếu máu do mất máu, do sự phá hủy các tế bào hồng cầu, do gặp vấn đề về tủy xương và tế bào gốc thì có thể cần phải truyền máu hoặc cấy ghép tủy xương để trị thiếu máu.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt hoặc do thiếu vitamin thì bạn có thể khắc phục thông qua việc bổ sung sắt và các loại vitamin cùng thay đổi chế độ ăn uống mỗi ngày.
Bổ sung sắt khi bị thiếu máu do thiếu sắt
Nên nhớ rằng cơ thể con người không thể tự tạo ra sắt vì thế chúng ta cần bổ sung sắt thông qua chế độ ăn hoặc viên uống sắt.
Chế độ ăn uống bổ sung sắt cho người thiếu máu do thiếu sắt
Có thể bổ sung sắt từ các động vật và thực vật
Trong chế độ ăn thì có hai dạng chính của sắt:
-
Sắt nonheme: có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật. Đây được coi là nguồn cung cấp sắt quan trọng nhất cho người ăn chay. Tuy nhiên khả năng hấp thu vào cơ thể thấp hơn.
-
Sắt heme: chỉ có trong thực phẩm từ động vật. Cơ thể dễ hấp thu sắt heme hơn.
Một số nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp sắt cho cơ thể bao gồm:
-
Thịt, cá và thịt gia cầm
-
Các loại rau màu xanh đậm như: rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh
-
Trái cây khô và các loại hạt
-
Đậu, đậu Hà Lan
Bổ sung kèm thêm các loại hoa quả và rau xanh giàu vitamin C (như ớt chuông, kiwi, cam) cũng sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Lưu ý thiếu máu uống gì bổ sung sắt hiệu quả:
Trước khi bổ sung viên sắt khi bị thiếu máu nên hỏi ý kiến bác sĩ
Đối với người bị thiếu máu do thiếu sắt có thể lưu ý bổ sung viên sắt qua đường uống. Có một số dạng viên sắt như viên nén, viên nang, dung dịch uống. Bổ sung sắt đường uống giúp điều trị triệu chứng thiếu máu thông qua việc tăng lượng sắt và hemoglobin trong cơ thể.
Sắt trong cơ thể bạn được gọi là “sắt nguyên tố”. Viên uống bổ sung sắt có thể bổ sung dạng hợp chất sắt vì thế bạn nên tìm hiểu cụ thể trong mỗi viên có bao nhiêu lượng sắt nguyên tố.
Nhu cầu sắt hàng ngày ở người trưởng thành rơi vào khoảng 10 – 20 mg sắt tùy vào giới tính. Đối với phụ nữ mang thai nhu cầu sắt là 27mg/ ngày. Tuy nhiên đối với xét nghiệm máu bị thiếu máu có thể bổ sung từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày. Vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm viên sắt phù hợp.
Tuy nhiên uống sắt có thể gây ra một số phản ứng phụ như thay đổi màu phân và táo bón.
Tránh ăn một số loại thực phẩm như sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt và cà phê có thể làm giảm hấp thu sắt. Vì thế nên tránh ăn các thực phẩm này ít nhất một giờ trước và sau khi uống viên bổ sung sắt. Nếu bạn đang uống kèm thuốc kháng axit và viên bổ sung canxi cũng nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ với viên sắt.
>> Xem thêm Phương pháp xử lý khi bị thiếu máu
Bổ sung vitamin cho người bị thiếu máu
Thực phẩm giàu folate (axit folic) rất tốt cho quá trình hình thành hồng cầu
Để bổ sung các loại vitamin B12 và folate cho người bị thiếu máu do thiếu vitamin có thể thay đổi chế độ ăn. Hãy lựa chọn một số loại thực phẩm giàu các loại vitamin này như:
Thực phẩm giàu folate bao gồm:
-
Rau xanh lá đậm
-
Hạnh nhân
-
Các sản phẩm từ ngũ cốc như bánh mì, mì ống và gạo
-
Trái cây và nước ép trái cây
Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm:
-
Trứng
-
Ngũ cốc ăn sáng
-
Sữa, pho mát và sữa chua
-
Thịt và động vật có vỏ
Bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin B12 và folate từ một loại vitamin tổng hợp để đảm bảo nhu cầu trong việc tạo tế bào hồng cầu cho cơ thể.
Thập Toàn Đại Bổ - Bài thuốc Đông y bồi bổ khí huyết dành cho người bị thiếu máu
Thập Toàn Đại Bổ là bài thuốc kết hợp 10 vị thuốc một cách hài hòa giúp điều trị trường hợp khí huyết hư như người bị thiếu máu. Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP- WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng.
Để bồi bổ khí huyết cho người đang bị thiếu máu, nên uống mỗi ngày hai lần mỗi lần hai viên vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Thời đại
Thập toàn đại bổ Nhất Nhất
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,
• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
• Phụ nữ mới sinh
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Chỉ định:
Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh
Liều dùng – Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337
Thông tin chi tiết xem tại: đây
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
|