Táo bón ở trẻ em là vấn đề thường gặp và khá phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Xử lý táo bón ở trẻ thật ra không hề khó, chỉ cần áp dụng một vài cách.
Táo bón là gì?
Trước tiên chúng ta phải hiểu, táo bón không phải là một bệnh mà là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới. Vấn đề điều trị không phức tạp, nhưng mẹ cần phải biết được dấu hiệu, nguyên nhân gây táo bón cho trẻ để có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.
+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
+ Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.
Nguyên nhân gây nên táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường có mấy nguyên nhân chính sau đây:
+ Không đủ lượng nước và chất xơ: Do bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn hoa quả tươi.
+ Lười vận động: Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet,… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.
+ Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy,… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.
+ Rối loạn cảm xúc: Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo,… lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.
Dấu hiệu sớm nhận biết táo bón ở trẻ
-
Đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần)
-
Đau và căng thẳng khi đi tiêu.
-
Chán ăn, đau bụng, chướng bụng.
-
Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ.
-
Sợ đi tiêu và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu.
-
Không có cảm giác mót tiêu.
Táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, kém phát triển. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết trên đây để xử lý kịp thời xử lý. Mẹ có thể áp dụng ngay 6 mẹo nhỏ dưới đây để đẩy lùi táo bón ở trẻ nhỏ nhanh và hiệu quả nhất.
6 mẹo giúp giảm táo bón ở trẻ nhanh chóng
1. Cho con uống nhiều nước
Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Để ngăn chặn điều này, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.
Tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn.
2. Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan
Trẻ nhỏ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. Điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.
>> Xem thêm: Sai lầm của nhiều mẹ khiến bé táo bón lâu ngày không hết
Những thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón
3. Ăn mận và uống nước ép mận
Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.
Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.
4. Dùng mật ong
Mật ong là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và được nhắc đến nhiều. Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.
5. Mát xa bụng cho bé
Bạn có thể mát xa bụng cho bé để trị táo bón cho trẻ em theo những bước sau:
-
Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ em và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
-
Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chuyển xuống dưới.
-
Bước 3: Lặp lại thao tác này từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.
Bạn luôn duy trì áp dụng các cách trị táo bón ở trên dù bé đã hết táo bón để tình trạng này không tái phát nữa. Hy vọng bé yêu của bạn sẽ không còn kêu khóc mỗi lần đi tiêu nữa và có thể vui chơi cùng gia đình.
6. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị táo bón
Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, mẹ có thể cho bé
bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh. Mẹ nên chọn các loại men vi sinh không yêu cầu việc bảo quản lạnh, có chứa chủng lợi khuẩn có khả năng sống sót trong môi trường nhiều độ cao như men vi sinh Bio Vigor…
Thu Hà
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Men vi sinh BIO VIGOR®
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng:
-
Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
-
Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đối tượng sử dụng:
-
Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
-
Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
-
Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Cách sử dụng: Không dùng với nước nóng quá 40 độ C, nên uống cách thời gian dùng kháng sinh 2 giờ.
-
Trẻ dùng kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa: Dùng 2-3 gói/ngày; Hoặc dùng 2-3 viên/ngày.
-
Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, kém hấp thu, hay ốm yếu, trong giai đoạn phát triển trí não: Dùng 2 gói/ngày; Hoặc dùng 2 viên/ngày; Tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút.
-
Người lớn: Uống 3 gói/ngày; Hoặc 3 viên/ngày trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh, uống nhiều rượu bia…
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách:
- Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
- Dạng viên nang cứng: 260 mg/viên. Hộp 3 vỉ × 10 viên; Hộp 5 vỉ × 10 viên; Hộp 10 vỉ × 10 viên; Lọ 30 viên; Lọ 60 viên, Lọ 100 viên.
Xuất xứ: Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 01346/2019/ATTP-XNQC
|