Khi trẻ bị sốt đừng vội cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt ngay. Hãy bình tĩnh xem xét để có cách xử lý phù hợp và đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Xử lý giảm đau hạ sốt cho trẻ như thế nào?
Muốn biết cách giảm đau hạ sốt đúng cho trẻ, cần phải hiểu về cơ chế và tình trạng sốt thường gặp.
Sốt là gì?
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt (được xác định sốt khi nhiệt độ đo được > 37.8° C ở miệng hoặc > 38.2° C ở trực tràng) hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày được biết đến của một người. Sốt biểu hiện sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với nhiễm trùng như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật….
Sốt rất thường gặp ở trẻ em
Vì sao trẻ bị sốt?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, một số nguyên nhân thường gặp như trẻ mọc răng, trẻ sốt sau tiêm phòng hoặc thậm chí bố mẹ ủ ấm trẻ quá mức cũng đều có thể dẫn tới sốt… Nhưng nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị sốt nhất là do nhiễm trùng. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn và sốt trong các trường hợp sau:
-
Viêm họng: Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt. Trẻ có thể sốt cao lên tới 39 - 40 độ kèm triệu chứng đau rát họng, đau khi nuốt nước bọt, khản tiếng, mệt mỏi.
-
Sốt phát ban: trẻ bị sốt phát ban thường kèm theo triệu chứng nổi nốt đỏ li ti khắp người. Nốt phát ban sẽ bay mất theo thứ tự xuất hiện.
-
Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gây sốt ở trẻ như: viêm thanh quản mất tiếng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, viêm tiểu phế quản... Khi mắc các bệnh lý này, trẻ sẽ sốt cao, ho có đờm, khó thở, thậm chí là ho ra máu và đau ngực...
-
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nếu trẻ bị sốt kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi và có màu lạ, đau vùng thắt lưng... thì trẻ có thể bị viêm cầu thận, viêm bàng quang...
-
Nhiễm trùng gan - mật: trường hợp trẻ bị sốt và vàng da, vàng mắt, cảm thấy đau tức phần gan mật thì có thể là đã mắc bệnh nhiễm trùng gan - mật
-
Nhiễm khuẩn não - màng não: trẻ bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa. Nặng hơn, trẻ có thể sốt cao đến co giật, li bì, hôn mê. Trẻ dưới 6 tháng bị sốt có dấu hiệu thóp phồng...
-
Một số bệnh sốt do nhiễm trùng khác như: viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu...
Có nhiều nguyên nhân gây sốt cho trẻ
Giảm đau hạ sốt cho trẻ như thế nào là đúng?
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám gấp.
-
Uống nhiều nước: Giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.
-
Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.
-
Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.
-
Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.
-
Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.
-
Sử dụng miếng dán hạ sốt: Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán ra bên ngoài. Vì vậy, khi mới dán lên sẽ có cảm giác mát giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Bố mẹ có thể sử dụng phương pháp này để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong khi chờ thuốc hạ sốt có tác dụng.
Miếng dán hạ sốt Sakura là sản phẩm được nhiều gia đình tin dùng
Lưu ý những trường hợp sốt cần đưa trẻ đi cấp cứu
Trẻ bị sốt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bố mẹ cần theo dõi và cho trẻ đi cấp cứu ngay khi thấy 1 trong các dấu hiệu dưới đây:
-
Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.
-
Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.
-
Trẻ trên 4 tháng tuổi bị sốt 39 -40 độ C (đã uống thuốc nhưng không giảm sốt).
-
Đã điều trị tại nhà quá 4-5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt:
-
Đối với các loại thuốc panadol có thêm cafein chỉ dùng cho trẻ trên 7 tuổi (1 viên/lần, không quá 4 viên/24 giờ).
-
Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi
DS. Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Miếng dán hạ sốt Sakura
Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Đặc điểm:
- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.
- Làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng, hại da.
- An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ.
SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
Phân phối: Công ty TNHH Nhất Nhất
Thông tin chi tiết xem tại: Sakura
|