Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu do đó dễ mắc các bệnh hô hấp trên gây hắt hơi sổ mũi. Dưới đây sẽ hướng dẫn chia sẻ cho các bà mẹ cách điều trị bé hắt hơi sổ mũi.
Học cách xử trí nhanh khi trẻ hắt hơi sổ mũi
Nguyên nhân bé hắt hơi sổ mũi
Cha mẹ có thể phán đoán nguyên nhân bé hắt hơi sổ mũi dựa trên những dấu hiệu khác đi kèm. Tuy nhiên, để biết chính xác bé mắc chứng bệnh nào, bé phải được đi khám và tuân theo kết luận cuối cùng của bác sĩ.
1. Chảy nước mũi kèm hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể, có thể có sốt.
Nguyên nhân: Có thể do cảm lạnh.
Cách chăm sóc khi bé bị cảm lạnh:
-
Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.
-
Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.
-
Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.
-
Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.
-
Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.
-
Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.
-
Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.
Chảy nước mũi kèm hắt hơi sổ mũi, đau họng kèm sốt có thể do cảm lạnh
2. Chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 38ºC); bị tiêu chảy, nôn trớ, mất cảm giác thèm ăn.
Nguyên nhân: Có thể do cảm cúm. Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
Chăm sóc khi bé bị cảm cúm:
Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Nên cho con bạn ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các món có nhiều dầu mỡ. Nên dùng thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng (nhất là các loại súp, trái cây, rau quả…).
Cho trẻ uống nhiều nước nếu con bạn bị sốt; khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn. Nên cho uống nước chanh ấm, trà mật ong (với bé lớn); không được uống nước lạnh hoặc những thức uống gây kích thích.
Giữ yên tĩnh để trẻ có thể nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, con bạn sẽ có sức lực chiến đấu với virus cúm và mau lành bệnh.
3. Chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước, có thể bị ho.
Nguyên nhân: Có thể do dị ứng.
Chăm sóc khi bé bị dị ứng: Cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây dị ứng và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời.
4. Chảy nước mũi, kèm ho liên tục (cả ngày và đêm); đau ở xương gò má hoặc một bên mũi; sốt nhẹ
Nguyên nhân: Có thể do viêm xoang.
Chăm sóc khi bé bị viêm xoang:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Các sai lầm khi chữa sổ mũi cho bé
Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.
Dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc dễ gây bỏng niêm mạc mũi
Rửa mũi cho bé quá nhiều
Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
>> Xem thêm Phương pháp giải cảm nhanh cho trẻ từ siro thảo dược
Hút mũi cho trẻ
Trẻ khi sổ mũi thường dễ bị
ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.
Thuốc nhỏ mũi chứa corticoid chỉ dùng dưới 7 ngày
Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương.
Bé hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
Hắt hơi, sổ mũi là dấu hiệu phổ biến của cảm, cảm lạnh. Trong Đông y cũng có nhiều bài thuốc chữa cảm, cảm lạnh hữu hiệu có thể áp dụng ngay tại nhà để đẩy nhanh triệu chứng hắt hơi sổ mũi của bé. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc này hầu hết đều chưa được nghiên cứu lâm sàng đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ nhỏ vì thế khiến phụ huynh có trẻ bị cảm lạnh khó khăn trong việc lựa chọn.
Trang Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Để giải quyết vấn đề trên, hiện nay trên thị trường đã có Siro thảo dược Fitenka. Đây là sản phẩm được sản xuất dựa theo bài thuốc bí truyền, nhân rộng trên dây chuyền đạt chuẩn GMP – WHO. Bên cạnh đó Fitenka được thực hiện nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, kết quả cho thấy:
-
Fitenka hỗ trợ giảm hết phần lớn các triệu chứng cảm sốt.
-
Fitenka dung nạp tốt, an toàn.
-
Fitenka hiệu quả vượt trội hơn tân dược được so sánh trên các triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, đau ngực.
Hầu hết các triệu chứng của cảm cúm giảm hết sau 3 ngày sử dụng. Fitenka được sản xuất ở cả hai dạng siro và viên uống, phù hợp cho mọi đối tượng cần giải cảm nhanh. Trong đó, siro với mùi vị dễ uống đặc biệt phù hợp để giải cảm cho bé.
FITENKA®
FITENKA đã được nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đánh giá, kết luận. FITENKA:
- Hỗ trợ giảm hết phần lớn các triệu chứng cảm sốt sau 3 ngày sử dụng.
- Dung nạp tốt, an toàn.
THÀNH PHẦN (cho 120ml):
Cao lỏng: Sài hồ 12g, Cam thảo 2g, Khương hoạt 4g, Bạch thược 10g, Cát căn 12g, Bạch chỉ 6g, Cát cánh 8g, Thạch cao 10g, Hoàng cầm 8g. Phụ liệu: Đường ngô, Maltodextrin, Xanthan gum, Acid sorbic, Hương cam, Nước uống được vừa đủ.
CÔNG DỤNG:
Thanh nhiệt, giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của cảm sốt như: sốt cao, rùng mình, cảm giác ớn lạnh, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, khát nước, hắt hơi, sổ mũi, ho, biếng ăn, mệt mỏi.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe siro Fitenka: 00209/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nén bao phim Fitenka: 00210/2018/ATTP-XNQC
Xem chi tiết thông tin sản phẩm: Fitenka
|