Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh lý nữ. Đông y có bài thuốc bổ huyết điều kinh hiệu quả, chị em có thể sử dụng.
Bài thuốc bổ huyết điều kinh trong Đông y
MỤC LỤC
-
Quan niệm kinh nguyệt theo quan niệm Đông y
-
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
-
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
-
Thuốc bổ huyết điều kinh là gì?
-
Tác dụng của thuốc bổ huyết điều kinh
-
Các vị thuốc bổ huyết điều kinh hàng đầu trong Đông y
-
Bài thuốc hoạt huyết – tăng cường lưu thông máu trị huyết hư, ứ trệ
|
Quan niệm kinh nguyệt theo quan niệm Đông y
Kinh nguyệt là một quá trình sinh lý tự nhiên, phản ánh tình trạng sức khỏe và sinh sản ở người phụ nữ. Theo quan niệm Đông y, kinh nguyệt là do huyết biến hóa mà thành, có liên quan mật thiết với ngũ tạng, bào cung và hai mạch Xung, Nhâm.
Vì vậy khí huyết mạch Xung - Nhâm và bào cung mất điều hòa hay chức năng của các tạng rối loạn đều có thể tác động đến nguyệt sự của người phụ nữ. Cơ thể nữ giới thuộc tính âm, ứng với mặt trăng, khi đến độ tuổi dậy thì sẽ xuất hiện “nguyệt sự”.
Bé gái khi 7 tuổi thì thận khí thịnh, tóc dài thay răng, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạch xung cho nên bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Khi được 7 thiên quý tức 49 tuổi thì mạch nhâm yếu và mạch xung kém thiên quý cạn hết cho nên bước sang tuổi lão hóa, mất kinh và cơ thể yếu dần.
Kinh nguyệt của phụ nữ tuân theo chu kỳ mặt trăng theo từng tháng
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền thuộc hai phương diện "bất điều" và "bất thông". Bất điều có thể là kinh đến muộn hoặc đến sớm; bất thông có thể thuộc chứng huyết khô, huyết ứ trệ, huyết hư.
Trong chứng Bất điều, kinh có khi đến sớm, có khi đến muộn, đến sớm thì trị nhiệt, đến muộn thì trị hư.
“Bất thông” là kinh không thông, có khi là huyết trệ, có khi là huyết khô, trệ thì nên vận hành, khô thì nên tự bổ.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Các nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng hành kinh không đều phổ biến nhất là:
-
Khí huyết không đủ: suy giảm khí huyết sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và gây ra chu kỳ kinh không đều.
-
Nhiệt trong người: Sự tích tụ nhiệt, có thể do ăn uống không lành mạnh hoặc căng thẳng, dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài hoặc đau bụng.
-
Huyết ứ: máu không lưu thông tốt, gây cản trở quá trình hành kinh, có thể dẫn đến chu kỳ không đều hoặc đau đớn.
-
Thận hư: kinh nguyệt là phần thừa của huyết. Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận. Thận hư khiến cho huyết hư, kinh không đầy đủ.
-
Cảm xúc: Tâm trạng căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, do liên quan đến khí huyết và sự cân bằng nội tiết.
Tùy theo triệu chứng bệnh thể hiện mà chia thành các bệnh cảnh như: Huyết phận thực nhiệt, âm hư huyết nhiệt, Can uất hóa nhiệt, Can uất khí trệ, Hàn thấp đình trệ, Tỳ Thận dương hư, Khí huyết khuy hư, Can Thận bất túc, Khí trệ huyết ứ,...
Thuốc bổ huyết điều kinh là gì?
Bổ huyết điều kinh là một khái niệm chữa bệnh quan trọng trong Đông y, liên quan đến việc cải thiện sức khỏe kinh nguyệt ở nữ giới.
Bổ huyết: tăng cường và cải thiện lượng máu trong cơ thể, nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ các chức năng sinh lý, đặc biệt là ở phụ nữ. Tâm chủ huyết, can tàng huyết, do đó để bổ huyết cần bổ vào Tâm và Can.
Điều kinh: Là quá trình điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp chu kỳ đều đặn, giảm triệu chứng khó chịu như đau bụng, mệt mỏi và rối loạn trong thời gian hành kinh. Muốn điều kinh thì cần phải chú ý dưỡng Thận khí, hành khí khai uất kiêm thêm bổ huyết, dưỡng âm, bổ Tỳ Vị.
Khi khí huyết, âm dương cân bằng, mạch Xung – Nhâm điều hòa thì tự khắc kỳ kinh sẽ điều hòa trở lại.
Bổ huyết điều kinh là phương pháp chữa rối loạn kinh nguyệt
Tác dụng của thuốc bổ huyết điều kinh
Giảm đau bụng kinh: các vị thuốc kết hợp có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng thiếu máu, từ đó giảm đau bụng kinh.
Điều hòa kinh nguyệt: Bổ huyết giúp tăng cường sức khỏe của hệ sinh sản, từ đó điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt đều đặn, nhẹ nhàng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Bổ huyết giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, bao gồm lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng,…
Cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn, gân cốt chắc khỏe, tinh thần minh mẫn.
Các vị thuốc bổ huyết điều kinh hàng đầu trong Đông y
Đông y có nhiều vị thuốc quý, có tác dụng đại bổ, nhưng không phải vị thuốc nào cũng có thể dùng để chữa bệnh phụ nữ. Dưới đây là các vị thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:
Đương quy (Angelica sinensis)
Đương quy là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nổi bật với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Vị thuốc có tác dụng tăng cường sản xuất máu, thường được dùng cho người bị thiếu máu hoặc có kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, Đương quy còn giúp làm giảm triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ điều hòa hormone.
Thục địa (Rehmannia glutinosa)
Thục địa có tác dụng bổ sung máu, thường được dùng cho những người có triệu chứng thiếu máu, mệt mỏi.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng điều hòa hormone và giảm triệu chứng đau bụng kinh, khó chịu trong kỳ kinh, cải thiện tình trạng sức khỏe của phụ nữ, hỗ trợ trong việc mang thai và sinh đẻ.
Ích mẫu (Leonurus japonicus)
Theo Y học cổ truyền, Ích mẫu tính hàn, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, bổ huyết. Đây là một trong những vị thuốc quý dành cho phụ nữ.
Ngoài ra, Ích mẫu còn chứa nhiều leonuridine có tác dụng kích thích tử cung, giúp cải thiện tình trạng kinh ra ít, kinh bế, chậm kinh, đau bụng kinh.
Gừng tươi (Zingiber officinale)
Gừng là vị thuốc có tính ấm, có tác dụng bổ phế, thông mạch, có tác dụng chữa được nhiều bệnh như tăng huyết áp, chống say tàu xe. Trong thành phần của tươi có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ thể như Vitamin C, Magie.
Các tinh chất này giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời giúp giảm tình trạng đau bụng kinh và giúp điều hoà kinh nguyệt.
Bài thuốc hoạt huyết – tăng cường lưu thông máu trị huyết hư, ứ trệ
Đông y có bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu hiệu quả, từ các thảo dược như Đương quy, Thục địa, Ích mẫu, Xuyên khung, Ngưu tất và Xích thược, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trị các chứng huyết hư ứ trệ.
Nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu, trị các chứng huyết hư ứ trệ, bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp thiểu năng tuần hoàn, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hiện nay, bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén tiện sử dụng.
Thuốc Hoạt Huyết dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/kham-pha-bi-mat-cua-bai-thuoc-bo-huyet-dieu-kinh-trong-dong-y-n28227.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
- Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|