Lấy cao răng là biện pháp làm sạch vôi răng, mảng bám, cho hàm răng trắng sạch, nụ cười tỏa sáng. Tuy nhiên, lấy cao răng nhiều có tốt không và làm sao để bảo vệ răng miệng sau khi đã lấy cao?
Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa phổ biến
Muốn giải đáp thắc mắc “Lấy cao răng nhiều có tốt không”, trước hết cần hiểu rõ về cao răng và quy trình lấy cao răng.
Lấy cao răng là gì?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và canxi phosphate có trong nước bọt. Mảng bám, cặn vụn thức ăn thường lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu mất thẩm mỹ và gây nhiều tổn hại đến răng miệng.
Mảng bám tồn tại trên răng lâu ngày sẽ bị vôi hóa thành cao răng
Lấy cao răng là phương pháp sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng để phá vỡ, loại bỏ những mảng bám, cặn vụn bị vôi hóa bởi vi khuẩn. Quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, là kỹ thuật được thực hành phổ biến hiện nay.
Vì sao nên lấy cao răng?
Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng:
-
Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.
-
Bề mặt cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo axit có thể làm hỏng men răng. Men răng bị tổn thương có thể dẫn đến răng ê buốt, nhạy cảm, sâu răng.
-
Vi khuẩn trong cao răng là nguyên nhân gây ra các bệnh về răng miệng như: bị chảy máu chân răng thường xuyên, viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.
-
Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng...
Bề mặt cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng
Lấy cao răng nhiều có tốt không?
Lấy cao răng giúp làm sạch răng, ngăn chặn hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên lấy cao răng quá thường xuyên. Bởi vì lấy cao răng thường xuyên hoặc không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng cũng như một số tổn thương khác. Vì vậy để giúp răng khỏe mạnh thì bạn chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
-
Với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt và cao răng ít, nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
-
Với trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu, những người vệ sinh răng miệng kém, men răng sần sùi, nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Sau khi lấy cao răng, cần lưu ý một số điều như dưới đây khi vệ sinh răng miệng:
-
Tránh các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn hại men răng, khiến răng bị ê buốt.
-
Không nên hút thuốc lá, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm đậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola... sau khi lấy cao răng vì răng lúc này rất dễ bị bám màu dẫn đến ố vàng. Phụ nữ nên tránh để son môi dính vào răng.
Uống cà phê sau khi lấy cao răng có thể khiến răng bị ố vàng
-
Tránh ăn các thực phẩm quá mềm, quá dính vì chúng dễ bám vào răng hình thành nên các mảng bám trên răng.
-
Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng bàn chải lông mềm, không chà quá mạnh.
-
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng.
-
Sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng.
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn sự hình thành cao răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Để đạt được hiệu quả tối ưu khi làm sạch răng miệng, hãy sử dụng nước ngậm răng miệng hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên.
Khác với nước súc miệng, thời gian lưu trữ
nước ngậm răng miệng trong khoang miệng lâu hơn, nhờ vậy giúp làm sạch và giúp giảm các triệu chứng như đau nhức răng, chảy máu chân răng, ê buốt răng, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.
Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng, chứng minh hiệu quả.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính). Fax: (0272) 3.817.337
|