Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu 2 bên thái dương, nếu không xác định đúng thì rất khó để điều trị dứt điểm. Bạn có biết đau đầu 2 bên thái dương do đâu?
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu 2 bên thái dương
Nguyên nhân gây đau đầu ở thái dương
Đau đầu 2 bên thái dương là cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt ở vùng thái dương, lan theo đường đi của động mạch thái dương, gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Cơn đau thường diễn ra tại một thời điểm nhất định trong ngày, có thể xuất hiện vào sáng sớm gây đau đớn, mệt mỏi mỗi khi thức dậy.
Đau đầu 2 bên thái dương có thể là cơn đau bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh nguy hiểm. Để cải thiện chứng đau đầu 2 bên thái dương, cần hiểu rõ 2 nhóm nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Nguyên nhân bệnh lý
Các nguyên nhân bệnh lý có thể gây đau đầu 2 bên thái dương mà người bệnh không nên chủ quan đó là:
-
Thiếu máu não: Hiện tượng thiếu máu não là nguyên nhân số 1 gây ra tình trạng đau đầu vùng thái dương. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của hệ thần kinh.
-
Viêm xoang: Xoang bị viêm nhiễm khiến dịch tiết ra nhiều, làm các đường xoang ở trán, mũi, má bị tắc nghẽn, gây cản trở đường thở, khiến não không được cung cấp đủ oxy và gây ra tình trạng đau đầu. Theo thống kê, bên cạnh các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi thì 90% người mắc bệnh viêm xoang đều có kèm theo triệu chứng đau đầu, khó chịu.
-
Bệnh Horton: Đây là bệnh viêm động mạch, khu trú tại động mạch thái dương và gây ra tình trạng đau đầu, rối loạn thị giác, đau cơ hàm, sụt cân, mệt mỏi, có thể bị sốt hoặc rét run. Nguyên nhân gây bệnh này là do hiện tượng tự miễn dịch khiến lớp chun trong của động mạch bị viêm, ảnh hưởng tới động mạch thái dương nông và các nhánh của động mạch cảnh ngoài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây mù mắt vĩnh viễn.
-
Do một số bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính có thể gây ra tình trạng đau đầu là thoái hóa đốt sống cổ, tiểu đường, đau xơ cơ, bệnh lupus ban đỏ…
-
U não: Nếu bị đau đầu thường xuyên, dữ dội trong nhiều tháng mà không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh u não.
-
Hậu sang chấn: Việc va đập có thể gây ra tình trạng đau nhức đầu, khiến xây xẩm mặt mày, ảnh hưởng tới cảm xúc, giấc ngủ. Thường sau sang chấn khoảng 3 tháng, tình trạng đau đầu 2 bên thái dương sẽ giảm bớt và biến mất.
Thiếu máu lên não gây đau đầu 2 bên thái dương
Nguyên nhân không do bệnh lý
Một số nguyên nhân không do bệnh lý có thể gây đau đầu 2 bên thái dương là:
-
Do stress, căng thẳng, lo âu: Gây cảm giác như bị đè nén, căng tức ở 2 bên thái dương, và có thể lan cả sang vùng gáy.
-
Do mất nước, thiếu nước: Làm lượng máu cấp lên não bị thiếu hụt, gây ra tình trạng đau đầu.
-
Do thay đổi hormone: Nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, khiến lượng hormone estrogen bị giảm sút, gây ra hiện tượng nhức đầu ở một số người.
-
Rối loạn giấc ngủ, thời gian nghỉ ngơi không khoa học: Gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến đau đầu.
-
Uống nhiều caffeine: Khiến não liên tục bị kích thích.
Uống nhiều cà phê cũng có thể gây đau đầu 2 bên thái dương
Chữa đau đầu 2 bên thái dương bằng cách nào?
Sau khi xác định được nguyên nhân chính gây đau đầu 2 bên thái dương là gì, sẽ tìm được biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Một số phương pháp có thể áp dụng ngay, đó là:
1. Liệu pháp massage
Massage vùng đầu vai gáy sẽ giúp tăng cường khả năng
lưu thông máu lên não và giúp giảm bớt tình trạng đau đầu, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, nhất là ở những người làm việc văn phòng, ít vận động.
2. Chườm lạnh hoặc nóng
Máu được cung cấp lên não thông qua động mạch, nằm ở ngay lớp xương mỏng vùng thái dương. Khi bị đau đầu 2 bên thái dương, bạn có thể dùng khăn ấm hoặc khăn lạnh để chườm vùng thái dương, giúp cải thiện tình trạng đau đầu. Chườm ấm giúp giảm đau đầu do kém lưu thông máu, chườm lạnh giúp giảm đau đầu do căng thẳng.
3. Dùng trà gừng
Gừng là một trong những nguyên liệu quen thuộc được dùng để giải cảm, làm ấm cơ thể, chống viêm và giảm bớt căng thẳng. Bên cạnh đó, nếu bạn uống trà gừng ngày 2-3 lần, nó còn giúp giảm bớt tình trạng đau đầu 2 bên thái dương khó chịu.
Uống trà gừng để giảm bớt đau đầu 2 bên thái dương
4. Dùng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây có thể được sử dụng để giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc chẹn beta…
Các loại thuốc này chỉ có tác dụng nhất thời, tức là không trị được nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, cần lưu ý dùng đúng theo liều lượng đã khuyến cáo, không nên lạm dụng, dùng nhiều dễ dẫn đến nhờn thuốc, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
5. Dùng thuốc hoạt huyết Đông y
Đau đầu 2 thái dương nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu lên não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Do vậy, xu hướng mới hiện nay được nhiều người áp dụng là dùng thuốc hoạt huyết Đông y. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết bí truyền của lương y ở Tây Nguyên. Bài thuốc này đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế hệ.
Thuốc hoạt huyết giúp bổ huyết, hoạt huyết, giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não trong đó có chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…
Không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh, bài thuốc còn tác động dần dần vào cơ địa, nhằm giúp lưu thông máu tốt hơn. Máu lưu thông tốt, đưa oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não. Do vậy, sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng đau đầu do thiếu máu não.
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu ứng dụng sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Hoạt Huyết Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau đầu 2 bên thái dương do thiếu máu não có thể tham khảo sử dụng.
Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ly-giai-nguyen-nhan-chinh-gay-dau-dau-2-ben-thai-duong-n12502.html
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT
Tăng cường lưu thông máu
Thành phần: (cho một viên nén)
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Lưu ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10 -15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|