Viêm dây thanh quản mạn tính là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là những người làm các công việc đặc thù cần phải sử dụng nhiều đến giọng nói. Nhận biết các nguyên nhân gây viêm dây thanh quản mạn tính để điều trị hiệu quả.
Viêm dây thanh quản mạn tính được coi là bệnh lý nghề nghiệp
Để biết nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính và cách điều trị hiệu quả, cần biết về bệnh lý viêm dây thanh quản nói chung.
Viêm dây thanh quản là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng sưng viêm ở dây thanh quản do sử dụng chúng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra ở vùng thanh quản.
Bên trong thanh quản có hai dây thanh âm có thể đóng, mở nhịp nhàng để tạo ra âm thanh (giọng nói). Khi tình trạng viêm xảy ra, dây thanh âm này bị kích ứng và sưng lên. Từ đó, âm thanh được tạo ra khi không khí đi qua chúng bị thay đổi. Kết quả là giọng nói trở nên khàn hơn bình thường. Một số trường hợp, người bệnh gần như không thể nói ra thành tiếng.
Tình trạng sức khỏe này có thể tồn tại trong một thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Hầu hết trường hợp bị viêm là do nhiễm virus hay do nói quá nhiều và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng
khàn giọng dai dẳng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
>> Xem thêm Viêm thanh quản bị mất tiếng là do đâu và cách điều trị
Khàn giọng dai dẳng do viêm dây thanh quản gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Nguyên nhân gây viêm dây thanh quản mạn tính
Viêm dây thanh quản mạn tính là tình trạng tái đi tái lại trên 3 tuần của viêm thanh quản cấp tính. Tình trạng này xảy ra do phơi nhiễm với tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Các nguyên nhân chính của viêm thanh quản mạn tính bao gồm:
-
Hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói hóa chất, dị nguyên hoặc khói thuốc
-
Hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc thụ động
-
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
-
Viêm xoang mạn tính
-
Uống nhiều rượu bia
-
Sử dụng giọng nói với tần suất và cường độ lớn
-
Ho dai dẳng
-
Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng
-
Sử dụng các thuốc corticosteroid đường hít, như thuốc hít điều trị hen
Viêm thanh quản có lây không?
Từ những nguyên nhân trên cho thấy, bệnh viêm thanh quản không lây nhiễm từ người này sang người khác, trừ khi viêm thanh quản là do biến chứng từ viêm mũi họng, cảm lạnh, cúm.
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm dây thanh quản mạn tính
Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị viêm thanh quản và đều có khả năng chuyển thành viêm thanh quản mạn tính. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, yếu tố nguy cơ sẽ khác nhau. Cụ thể:
Với người lớn:
-
Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất gây dị ứng
-
Người bị trào ngược axit dạ dày
-
Người bị viêm mũi xoang nhiều đợt
-
Người thường xuyên hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc
-
Người sử dụng giọng nói quá nhiều như giáo viên, ca sĩ, MC, kinh doanh, buôn bán…
-
Người bị nhiễm nấm do thường sử dụng ống hít hen suyễn
Với trẻ em:
-
Trẻ thường xuyên viêm mũi họng, sau đó viêm thanh quản
-
Trẻ hay la hét hoặc hát quá nhiều gây phù nề dây thanh
Giáo viên, ca sĩ, diễn viên… là những đối tượng thường bị viêm thanh quản mạn tính
Nguyên tắc điều trị viêm họng thanh quản mạn tính
Cách chữa viêm thanh quản tốt nhất là để bộ phận này được “nghỉ ngơi”, giảm bớt hoạt động dây thanh, nhờ đó bệnh dần thuyên giảm. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu suy giảm, bạn có thể áp dụng các cách sau:
1. Sử dụng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm thanh quản mạn tính bao gồm:
-
Thuốc corticoid: Đây là một nhóm thuốc kháng viêm giúp làm giảm sưng tấy.
-
Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi nguyên nhân do vi khuẩn.
-
Thuốc giảm đau: Có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau nhưng tần suất và lượng dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
-
Thuốc xịt họng thanh quản.
2. Cách chăm sóc và chữa trị tại nhà
Một số phương pháp điều trị tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh có thể áp dụng:
-
Uống nhiều nước, tránh uống rượu và cafein
-
Sử dụng máy tạo độ ẩm
-
Tránh ở trong môi trường không khí khô, khói hoặc bụi
-
Hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục
-
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
-
Dùng thuốc ngậm tại chỗ
-
Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược
Chọn sản phẩm xịt họng thảo dược nào phù hợp với người bị viêm thanh quản?
Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.
Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên Xịt Họng Nhất Nhất lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS. Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Thời đại/ Giáo dục & Cuộc sống
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|