Nghẹt mũi khi ngủ không chỉ gây khó thở mà còn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Lưu ngay một số cách hết nghẹt mũi khi ngủ dễ áp dụng.
Nghẹt mũi khi ngủ gây nhiều hệ lụy đến cuộc sống hàng ngày
Vì sao hay bị nghẹt mũi khi ngủ?
Nghẹt mũi là tình trạng mũi tiết ra quá nhiều dịch nhầy, cản trở sự lưu thông của không khí. Ngoài ra, niêm mạc mũi sưng lên gây hẹp đường thở, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
Tình trạng nghẹt mũi càng trở nên trầm trọng hơn khi ngủ. Nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tình trạng bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là do chất nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu trong mũi bị ứ tắc và viêm.
Khi chúng ta nằm nghỉ hoặc ngủ thì huyết áp sẽ thay đổi. Đồng thời, lưu lượng máu ở phần thân trên của cơ thể cũng tăng lên, bao gồm ở vị trí đầu và đường mũi. Điều này có thể làm cho tình trạng viêm ở các mạch máu trong mũi diễn biến nghiêm trọng hơn.
Ở tư thế nằm, mũi dễ bị nghẹt hơn, gây khó thở
Một số cách hết nghẹt mũi khi ngủ
Nếu nghẹt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ thì bạn nên tìm cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng này.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời, có tác dụng làm sạch tốt. Từ đó, nó có vai trò làm loãng dịch nhầy và giúp tăng độ ẩm trong xoang mũi. Khi rửa mũi sẽ làm các mao mạch trong xoang mũi được xoa dịu và giảm tình trạng sưng nề.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý nhỏ mũi tại các hiệu thuốc và sử dụng rửa mũi hàng ngày trước khi đi ngủ nếu thường xuyên bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, với phương pháp này thì bạn cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây ra những vấn đề sức khỏe khác như nhiễm khuẩn ngược dòng hay viêm xoang.
>> Xem thêm 6 Cách giúp làm giảm nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Kê cao gối khi ngủ
Khi bị nghẹt mũi về đêm, bạn hãy nằm gối cao hơn bình thường để cổ và đầu thành góc 15 độ chênh với giường vừa phải sẽ tạo ra tư thế dễ chịu hơn.
Ở tư thế này, dịch nhầy cũng dễ dàng chảy xuống, giảm hiện tượng nghẹt cứng mũi khi ngủ.
Kê gối cao khi ngủ sẽ tạo tư thế thoải mái hạn chế nghẹt mũi khi ngủ
Xông hơi
Đây là cách trị nghẹt mũi khi ngủ khá hiệu quả, lại dễ thực hiện.
Bạn có thể xông hơi mũi bằng cách cúi mặt xuống gần bát nước nóng để hít ngửi hơi nước bay lên. Để tăng thêm hiệu quả, nên nhỏ thêm vài giọt tinh dầu có tác dụng thông mũi và diệt khuẩn, như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp…
Ngoài ra, có thể xông hơi bằng cách vào phòng tắm và mở vòi nước nóng để hơi nước ấm lan tỏa khắp phòng. Hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, nhờ đó dịch nhầy sẽ thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Việc thực hiện biện pháp này khá đơn giản, nhưng cần cẩn trọng, tránh để bị bỏng nước nóng, nhất là với trẻ nhỏ.
Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi nhanh chóng
Tắm nước ấm
Một cách trị nghẹt mũi trước khi đi ngủ là hãy tắm nước ấm. Cơ chế của việc tắm nước ấm trong trị nghẹt mũi khá đơn giản bởi: Việc hít thở hơi nước ấm trong khi tắm giúp dịch nhầy trong xoang mũi loãng ra và giảm tình trạng viêm.
Do đó, nếu bạn đang bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ hoặc nghẹt mũi chảy nước mũi, bạn nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn, dễ ngủ hơn.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa khô mũi họng, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi. Trong ngày, bạn nên uống khoảng 8-10 ly nước. Ngoài nước lọc, có thể uống nước ép trái cây, nước canh, nước rau luộc hoặc trà thảo mộc ấm.
Dùng thuốc Xoang Đông y bí truyền
Với các trường hợp nghẹt mũi kéo dài do viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, thì áp dụng các biện pháp tự nhiên trên là chưa đủ. Để giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa tái phát, xu hướng được nhiều người áp dụng là dùng bài thuốc Xoang Đông y bí truyền.
Đông y có bài thuốc thông mũi, tiêu viêm hiệu quả kỳ diệu. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh. Không chỉ giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, bài thuốc còn tác động vào cơ địa, tăng cường chính khí trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, phù hợp với người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng đang tìm cách hết nghẹt mũi khi ngủ có thể tham khảo sử dụng.
Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng:
- Nghẹt mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang cấp và mạn tính
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
330mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Thương nhĩ tử 500mg, Hoàng kỳ 620mg, Phòng phong 250mg, Tân di hoa 350mg, Bạch truật 350mg, Bạc hà 120mg, Kim ngân hoa 250mg, Bạch chỉ 320mg.
Tá dược: Vừa đủ 1 viên.
Tác dụng – Chỉ định:
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
● Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
● Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng
Quá liều và cách xử trí:
- Quá liều: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc quá liều, không dùng quá liều chỉ định của thuốc.
- Cách xử trí: Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên và 01 tờ hướng dẫn sử dụng.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD
|