Viêm amidan mủ gây sốt cao, đau cổ họng, khó nuốt và không muốn ăn. Viêm amidan mủ trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị.
Viêm amidan mủ trẻ em khiến trẻ đau cổ họng, khó chịu
Viêm amidan là gì?
Amidan là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên cổ họng giúp chống lại vi trùng. Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm virut, như virut gây cảm lạnh, virut cúm. Một số trường hợp bị viêm amidan do nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là chủng vi khuẩn liên cầu nhóm A.
Triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em
-
Amidan sưng đỏ
-
Có đốm mủ trắng ở amidan (đây là dấu hiệu đặc trưng nhất)
-
Ho nhiều
-
Đau khi nuốt
-
Giọng nói khàn
-
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
-
Sốt cao
-
Mệt mỏi
-
Hôi miệng
Amidan sưng to, có đốm mủ trắng
Viêm amidan mủ trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm amidan mủ ở trẻ em nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng phổ biến nhất là:
-
Viêm tấy và áp xe quanh amidan
-
Viêm mũi xoang
-
Viêm tai giữa
-
Viêm thanh quản
-
Viêm phế quản
-
Nhiễm khuẩn huyết
-
Viêm cầu thận cấp
-
Thấp khớp cấp
-
Thấp tim
Nên làm gì khi thấy viêm amidan mủ trẻ em?
Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng.
Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, đặc biệt là thuốc kháng sinh, bởi dễ gây quá liều hoặc chưa đủ liều. Khi chưa hiểu rõ tình trạng bệnh mà dùng thuốc có thể khỏi bệnh trong một vài lần, nhưng về lâu dài có thể gây viêm amidan mãn tính hoặc kháng thuốc, không thể điều trị được, phải phẫu thuật.
>> Xem thêm Tìm hiểu bệnh viêm họng, viêm amidan cấp và cách phòng ngừa
Khi nhận thấy các triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em, thì nên đưa trẻ đi khám
Các biện pháp chăm sóc và điều trị viêm amidan mủ trẻ em
1. Sử dụng thuốc Tây y
-
Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn dẫn tới mủ ở amidan.
-
Thuốc giảm đau, giảm viêm: Thuốc giúp giảm đau và giảm viêm sưng vùng amidan.
-
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Có 2 loại thường dùng là paracetamol và ibuprofen.
Những thuốc này giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh, nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do vậy, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng. Khi được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, cần dùng đúng theo liệu trình và liều lượng, không nên bỏ dở thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã hết. Không dùng hết liệu trình thuốc kháng sinh có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và tăng nguy cơ kháng thuốc, rất khó điều trị sau này.
2. Vệ sinh mũi cho trẻ
Trẻ bị viêm amidan cũng thường bị sổ mũi, chảy nước mũi. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì có thể dùng dụng cụ xịt mũi và hút mũi để làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ dễ thở hơn.
Khi dùng thuốc co mạch để giảm nghẹt mũi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc, tránh dùng kéo dài có thể dẫn đến phản tác dụng.
3. Súc miệng bằng nước muối
Súc họng và súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn vùng miệng và
bị viêm amidan, giảm đau và giảm viêm.
Nên dùng nước muối sinh lý mua sẵn tại nhà thuốc, siêu thị, hoặc tự pha dung dịch nước muối theo tỷ lệ: 9g muối tinh khiết với 1 lít nước sạch.
Có thể tự pha nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày
4. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước không phải là biện pháp điều trị viêm amidan, nhưng sẽ giúp giảm đau và giảm khó chịu do viêm amidan. Không uống đủ nước sẽ gây khô miệng và họng, gây kích ứng họng và kích thích phản ứng ho. Ngoài ra, khô miệng sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi nhiều hơn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc trầm trọng hơn tình trạng viêm amidan.
Do vậy, nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để giúp làm dịu cổ họng, giảm đau do viêm amidan.
5. Uống trà chanh mật ong
Mật ong có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chanh chứa vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch để cơ thể nhanh hồi phục. Khi trẻ bị viêm amidan, nên cho uống từng ngụm nhỏ trà chanh mật ong ấm. Tuy nhiên, lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong do có nguy cơ ngộ độc.
6. Kẹo ngậm thảo dược
Một số loại kẹo ngậm thảo dược cũng thường được sử dụng khi bị viêm họng, viêm amidan. Để tránh bị hóc, thì chỉ nên cho trẻ lớn ngậm kẹo thảo dược, không nên cho trẻ nhỏ áp dụng phương pháp này.
7. Xịt họng thảo dược
Khác với kẹo ngậm dễ có nguy cơ gây hóc với trẻ nhỏ,
xịt họng thảo dược có thể dùng được cho cả trẻ lớn và trẻ nhỏ trên 1 tuổi.
Nên chọn sản phẩm có chứa các thành phần như chiết xuất kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào, do đây là những thảo dược giúp giảm viêm họng, viêm amidan hiệu quả. Ngoài ra, cũng nên chọn sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, nhằm đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, có tác động tại chỗ.
Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Cách sử dụng Dung dịch Xịt Họng thảo dược để đạt hiệu quả cao:
Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Với tình trạng viêm amidan mủ trẻ em, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ tại nhà để trẻ nhanh chóng hồi phục.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/me-can-biet-cac-cach-giam-nhanh-viem-amidan-mu-tre-em-n14241.html
DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT KID
Thành phần:
Kim ngân hoa 3,5g; Lá trầu không 3,9g; Hoa đu đủ đực 1,5g; Lá đào 3g; Tinh dầu cam; Nước cất tinh khiết vừa đủ 20 ml.
Công dụng:
- Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết.
- Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính) Fax: (0272).3817337
|