Sốt phát ban ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, như sốt xuất huyết. Do vậy cần được nhận biết đúng để có biện pháp xử trí kịp thời.
Tìm hiểu những điều cần làm khi sốt phát ban ở trẻ em
MỤC LỤC:
-
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ
-
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ
-
Trẻ sốt phát ban phải làm sao?
-
Khi nào phụ huynh nên đưa con đi khám bệnh?
|
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ em
Sau khi bị nhiễm virus, bé sẽ bị phát bệnh sau 1-2 tuần. Nếu bị nhẹ, các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, một số biểu hiện và triệu chứng mà bố mẹ nên theo dõi trẻ như:
-
Sốt: Khi bị sốt phát ban, trẻ có thể bị sốt cao và nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng lên tới 39,4 độ C.
-
Ngoài ra, bé còn có thể bị đau họng, ho, chảy nước mũi trong khi sốt.
-
Phát ban: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, thông thường các nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị sốt. Các vết ban này sẽ có màu hồng hoặc đốm và có thể xuất hiện trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ. Các vết ban này thường sẽ kéo dài trong vài ngày.
-
Các triệu chứng khác: Ngoài hai triệu chứng sốt phát ban đặc trưng như trên trẻ còn có thể bị một số tình trạng như: mệt mỏi, khó chịu, sổ mũi, tiêu chảy nhẹ, biếng ăn, bỏ bú.
Sốt phát ban ở trẻ có nhiều dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ
Có khoảng 70 - 80% nguyên nhân gây sốt phát ban là do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm cao nhất bao gồm virus sởi, virus rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus... Đây chính là lý do vì sao trẻ nhỏ có thể bị sốt phát ban nhiều lần.
Sốt phát ban ở trẻ là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo vì bệnh lây chính yếu qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi làm văng những giọt nước li ti, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Trẻ sốt phát ban phải làm sao?
Khi trẻ bị sốt phát ban, nguyên tắc chăm sóc trẻ tại nhà là yếu tố quyết định trong việc chữa trị cho bé.
Do vậy, phụ huynh hãy:
Hạ sốt đúng cách cho trẻ:
-
Đối với trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng: Nếu thấy trẻ sốt cao thì cần gặp bác sĩ và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc.
-
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Nếu không có hiện tượng mệt mỏi, bỏ ăn thì không cần phải cho trẻ uống thuốc. Nếu sốt cao quá 38,5 độ cho trẻ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc thuốc paracetamol với liều dùng khuyến cáo 10-15mg/kg cân nặng của trẻ, cách mỗi 4 - 6h và không quá 4 lần/ngày. Khi dùng thuốc uống cho trẻ nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Lau người cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao dẫn đến co giật ở trẻ.
-
Có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt, giúp trẻ dễ chịu hơn. Miếng dán hạ sốt thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Giảm ho, giảm đau họng, thông mũi cho trẻ:
-
Cho trẻ uống thuốc ho theo chỉ dẫn của bác sĩ khi trẻ bị ho.
-
Thông mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.
Bù nước, điện giải:
-
Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước như nước hoa quả, súp hoặc bù nước bằng oresol để tránh mất nước và đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng cho trẻ.
-
Sau khi đã bù đầy đủ nước điện giải và hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi. Khi trẻ có các dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, khóc ít hoặc không có nước mắt, tiểu ít, trẻ mệt mỏi, li bì…
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho trẻ:
-
Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường và lựa chọn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa...
-
Trẻ ăn uống quá khó khăn thì phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Cho trẻ ăn những món lỏng, giàu dinh dưỡng
Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng:
Phụ huynh nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày trong phòng kín gió bằng nước ấm. Không nên ủ ấm trẻ quá mức. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt, dễ co giật do sốt cao đồng thời
tăng nguy cơ nhiễm trùng da ở trẻ.
Khi nào phụ huynh nên đưa con đi khám bệnh?
Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà, khi thấy các dấu hiệu sau, phụ huynh cần cho trẻ đến khám ngay:
-
Trẻ tiếp tục bị sốt cao sau khi đã phát ban.
-
Thay đổi tri giác như lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.
-
Trẻ bị co giật.
-
Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.
-
Trẻ bỏ bú.
Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp cha mẹ hiểu biết hơn và có phương pháp hỗ trợ phù hợp khi trẻ bị sốt phát ban.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/me-co-biet-sot-phat-ban-o-tre-em-phai-lam-sao-n27105.html
Miếng dán hạ sốt Sakura
Thành phần:
Carbomer, EDTA, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Acid tartatic, Nước tinh khiết, Chất tạo màu.
Cơ chế tác dụng:
Miếng dán hạ sốt Sakura Nhất Nhất, thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ bắp, giảm say nắng, ngăn ngừa co giật do sốt cao. Miếng dán hạ sốt Sakura dùng được cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng...
- Có thể cắt nhỏ miếng dán theo kích thước cần dùng. Có thể tăng công dụng của miếng dán bằng cách dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc.
- Có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán. Miếng dán hạ sốt có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 giờ.
- Mỗi miếng dán chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán phải được dùng ngay.
Không dán miếng dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải có sự giám sát của người lớn.
Cảnh báo và thận trọng:
Sản phẩm không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sỹ.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 túi x 2 miếng dán, 1 túi x 6 miếng dán và tờ hướng dẫn sử dụng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
|