Cúm hay cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng hô hấp phổ biến, có thể gây biến chứng nguy hiểm. Phần lớn những người mắc bệnh đều quan tâm tới việc cảm cúm uống thuốc gì để giảm nhanh các triệu chứng và mau khỏi.
Cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh
MỤC LỤC:
-
Triệu chứng cảm cúm dễ nhận biết
-
Các biến chứng nguy hiểm của cảm cúm
-
Bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
|
Triệu chứng cảm cúm dễ nhận biết
Trước khi tìm hiểu cảm cúm uống thuốc gì, cần nhận biết triệu chứng như thế nào được coi là bệnh cảm cúm.
Cảm cúm hay cúm là một bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp do virus cúm gây bệnh xâm nhập vào mũi, họng và phổi.
Có hai loại virus cúm (cúm) chính là virus cúm A và cúm B lây lan nhanh chóng và là
nguyên nhân gây ra dịch cúm theo mùa mỗi năm.
Các triệu chứng cảm cúm gồm:
-
Sốt
-
Ớn lạnh
-
Nhức đầu
-
Hụt hơi hoặc khó thở
-
Cơ thể khó chịu, mệt mỏi
-
Đau rát họng, ho
-
Sổ mũi
-
Đau mắt
-
Nôn mửa và tiêu chảy (thường chỉ xảy ra ở trẻ em)
Các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Các biến chứng nguy hiểm của cảm cúm
Mặc dù các triệu chứng khi mắc bệnh thường nghiêm trọng nhưng cảm cúm sẽ biến mất sau từ một hoặc hai tuần mà không gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp có nguy cơ cao sẽ gặp phải các biến chứng như:
-
Nhiễm trùng tai
-
Viêm xoang
-
Viêm phổi
-
Suy hô hấp
-
Sảy thai, dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Theo ước tính mới của các tổ chức y tế toàn cầu, có tới 650.000 ca tử vong hàng năm có liên quan đến các bệnh cảm cúm theo mùa.
Các đối tượng nguy cơ cao bao gồm:
-
Người trên 65 tuổi
-
Trẻ nhỏ
-
Phụ nữ mang thai
-
Hen suyễn
-
Bệnh tiểu đường
-
HIV/AIDS
-
Bệnh ung thư
-
Trẻ em có tình trạng thần kinh
-
Bệnh tim và đột quỵ
Bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
1. Dùng thuốc Tây y
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus cúm ức chế hoạt động và sự sinh sản của virus. Dùng thuốc kịp thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và rút ngắn thời gian bị bệnh.
Tuy nhiên, thuốc kháng virus thường chỉ được chỉ định khi người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có triệu chứng nghiêm trọng.
Các loại thuốc kháng virus thường được chỉ định hiện nay là: Oseltamivir photphat, Zanamivir, Peramivir, Baloxavir marboxil…
Thuốc hạ sốt
Các trường hợp sốt, đau đầu do cúm có thể hạ nhiệt bằng paracetamol hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS).
Thuốc trị ho và long đờm
Các loại thuốc giảm ho ví dụ dextromethorphan được sử dụng nếu người bệnh có tình trạng ho nặng và dai dẳng.
Thuốc long đờm (guaifenesin) có thể giúp loại bỏ dịch đờm và chất nhầy ra khỏi phổi để đường thở thông thoáng hơn.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi dạng xịt hoặc uống như phenylephrine hoặc pseudoephedrine giúp giảm tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi.
Người bị cảm cúm có thể cần phải uống nhiều loại thuốc
2. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà
Ngoài việc tìm hiểu
cảm cúm thì uống thuốc gì, người bệnh cũng cần biết một số biện pháp giúp hỗ trợ điều trị, chăm sóc tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Nghỉ ngơi
Đảm bảo người bệnh có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Nghỉ ngơi giúp cơ thể tập trung vào việc chống lại virus và hồi phục sức khỏe.
Uống nhiều nước
Hãy uống đủ nước để ngăn ngừa khô họng, đau họng và ho. Nước cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể thông qua việc tăng cường sản xuất nước tiểu.
Súc miệng
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng làm từ thảo dược giúp giảm đau họng.
Xông hơi
Hít hơi nước nóng giúp giảm nghẹt mũi và làm loãng dịch nhầy trong đường hô hấp hiệu quả.
Dinh dưỡng cân đối
Nên ăn các món ăn ấm nóng, mềm, loãng, giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với virus.
Xịt họng thảo dược
Với người bị ho và đau họng do cảm cúm thì nên tham khảo sử dụng các sản phẩm xịt họng từ thảo dược.
3. Dùng thuốc giải cảm Đông y
Đông y có bài thuốc giải cảm, phát tán phong hàn hiệu quả, từ các vị thuốc như Cam thảo, Hương phụ, Phòng phong, Sinh khương, Tía tô, Trần bì, Kinh giới, Xuyên khung…
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho,
đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay bài thuốc đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Cảm Đông y dạng viên nén (ví dụ: Giải Cảm Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị cảm có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ho-sot-do-cam-cum-uong-thuoc-gi-de-nhanh-khoi-n24267.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
GIẢI CẢM NHẤT NHẤT
Điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Thành phần:
(cho một viên nén bao phim): 460 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương:
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 230,4 mg
Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 494 mg
Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 329,2 mg
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis Recens) 806,4 mg
Tía tô (Folium Perillae frutescensis) 494 mg
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 494 mg
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) 329,2 mg
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliate) 329,2 mg
Tần giao (Radix Gentianae) 329,2 mg
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 164,4 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: phát tán phong hàn.
Chỉ định:
Dùng để điều trị các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Liều dùng, cách dùng:
- Người lớn: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 02 viên.
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên: Ngày uống 02 lần, mỗi lần 01 viên.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 13e/2023/XNQC/YDCT
Xem thêm: https://nhatnhat.com/giai-cam-nhat-nhat.html
Giải cảm Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|