Đường ruột là một hệ cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, chứa nhiều bộ phận khác nhau như thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…
70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở biểu mô đường ruột. Đường ruột khỏe mạnh là “chìa khóa” ngăn ngừa bệnh tật. Ngược lại, khi ruột bị “nhiễm bẩn”, làm tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề nghiêm trọng như:
Đường ruột của con người có chiều dài từ 8 - 10 mét với hàng ngàn nếp nhăn, cứ khoảng 3,5 cm có một khúc ngoằn. Mặc dù hoạt động co bóp giúp đào thải phân ra ngoài cơ thể, một lượng nhỏ các chất cặn bã vẫn tồn đọng lại trong những nếp nhăn.
Nhiệm vụ chính của ruột là hấp thụ dinh dưỡng, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Do đó, những gì cơ thể nạp vào ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe đường ruột.
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân gây độc và làm tổn thương đến ruột. Ăn quá nhiều thịt, cá, sữa, chất béo,... sẽ khiến đường ruột co rút và làm việc quá tải. Trong thời gian dài, thành đường ruột sẽ trở thành nơi tích tụ các chất bẩn.
Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp từ hệ thần kinh. Stress, căng thẳng, thiếu ngủ, thức khuya, sử dụng thuốc không đúng cách… đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm cho các vi khuẩn gây hại phát triển và sinh sôi nhanh chóng. Theo đó, chúng gây tổn thương niêm mạc ruột và gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa.
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường ruột bẩn
Khi đường ruột không khỏe, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng:
Bụng chướng, khó tiêu
Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là dấu hiệu của hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
Khi đường ruột hoạt động không hiệu quả, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết, chất thải ứ đọng trong cơ thể. Các tình trạng như ợ hơi, ợ chua, táo bón,... sẽ xuất hiện.
Thèm ăn đường
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa sẽ làm giảm lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Điều này sẽ gây nên cảm giác thèm đồ ngọt.
Thay đổi trọng lượng không chủ ý
Tăng hoặc giảm cân mà không liên quan đến chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục có thể là dấu hiệu của đường ruột không khỏe mạnh.
Đường ruột mất cân bằng làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, điều chỉnh lượng đường trong máu và lưu trữ chất béo của cơ thể.
Rối loạn giấc ngủ hoặc mệt mỏi liên tục
Tình trạng tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài cũng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe đường ruột giảm sút.
Phần lớn serotonin của cơ thể (một loại hormone ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ) được sản xuất trong ruột.
Kích ứng da
Các tình trạng da như bệnh chàm có thể liên quan đến ruột bị tổn thương. Viêm ruột do chế độ ăn uống kém hoặc dị ứng thực phẩm… có thể gây kích ứng da và gây ra các bệnh như chàm.
Các bệnh tự miễn dịch
Đường ruột không khỏe mạnh có thể làm tăng tình trạng viêm hệ thống và thay đổi hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.
Cách làm “sạch” đường ruột hiệu quả và an toàn
Đường ruột cũng như sức khỏe của con người cần có thời gian tái tạo và phục hồi. Để làm sạch đường ruột, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng là các yếu tố quan trọng hàng đầu.
Một số biện pháp giúp lọc sạch ruột hiệu quả bao gồm:
-
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý
Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe đường ruột.
Cần hạn chế thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hay quá ngọt. Tăng cường ăn rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua…
-
Ăn chậm nhai kỹ
Ăn chậm nhai kỹ cũng là cách giúp cho tiêu hóa được tốt hơn. Ruột non có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Khi thức ăn được nghiền nát sẽ làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, dạ dày, chướng bụng khó tiêu.
-
Uống đủ nước
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Nước sẽ giúp niêm mạc ruột mềm, ẩm hơn, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Các hoạt động tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
-
Giảm mức độ căng thẳng
Mức độ căng thẳng cao, mãn tính ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có đường ruột.
Một số hoạt động giúp loại bỏ căng thẳng bao gồm ngồi thiền, đi bộ, massage, dành thời gian với bạn bè hoặc gia đình, sử dụng tinh dầu, giảm lượng caffeine, yoga hoặc nuôi thú cưng.
-
Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột. Ngược lại, đường ruột không khỏe cũng gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ.
Nên đi ngủ sớm, đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt là các bạn trẻ cần từ bỏ thói quen thức quá khuya, ăn đêm. Đây chính là một trong những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đường ruột.
-
Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ gây ra tình trạng đường ruột bẩn. Có khá nhiều yếu tố khiến sự cân bằng này bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo vi sinh vật có lợi phát triển tốt, chiếm ưu thế bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung men vi sinh như sữa chua, probiotics hay prebiotics.
Hiện nay, các sản phẩm men vi sinh thường chứa các lợi khuẩn giúp bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tiêu hóa hoặc giúp cải thiện các vấn đề đường ruột. Trong đó
Bacillus clausii là chủng được sử dụng nhiều, do có khả năng tạo bào tử, bền trong môi trường acid dạ dày và muối mật cao, kháng đa kháng sinh và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Men vi sinh – giải pháp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Men vi sinh có chứa
Bacillus clausii là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Men vi sinh có chứa
Bacillus clausii hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Trên đây là một số dấu hiệu cảnh bảo đường ruột bẩn và các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp lọc sạch, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, bạn nên áp dụng đồng thời để cải thiện hệ tiêu hóa từ từ, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguyen-nhan-va-dau-hieu-canh-bao-duong-ruot-ban-n26043.html