Bé bị ngạt mũi khó thở về đêm khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của trẻ và cả gia đình. Nguyên do đâu khiến trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm và cách khắc phục hiệu quả?
Bé bị ngạt mũi khi ngủ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
Bé bị ngạt mũi khó thở về đêm do đâu?
Ngạt mũi khó thở ở trẻ là khi có nhiều chất nhầy tích tụ trong mô lót đường mũi dẫn tới thu hẹp đường thở trên khiến cho bé khó hít vào và thở ra bằng mũi. Ngoài ra còn có thể là do các mạch máu bên trong cánh mũi bị sưng hoặc viêm dẫn tới ngạt mũi.
Tình trạng ngạt mũi khó thở thường nặng hơn về ban đêm bởi tác động của trọng lực khiến cho nhiều chất nhầy đọng ở cổ họng hơn khi trẻ nằm xuống. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hệ miễn dịch của trẻ nhỏ cũng như người lớn sẽ hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Vì thế tình trạng nghẹt mũi về đêm khi ngủ có thể trở nên trầm trọng hơn so với ban ngày.
Một phần lý do khiến cho trẻ ngạt mũi khó thở vào ban đêm khiến cha mẹ lo lắng hơn bởi việc hoạt động nhiều vào ban ngày gây mất tập trung. Trong khi đó, ban đêm trẻ ngủ việc bé bị nghẹt mũi sẽ khiến bố mẹ để ý nhiều hơn vì nghẹt mũi khiến trẻ ngủ không được sâu giấc, dễ giật mình.
>> Xem thêm Cách chữa ngạt mũi cho bé do viêm xoang hiệu quả cao
Nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi khó thở về ban đêm
Trẻ ngạt mũi về đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Tình trạng ngạt mũi về đêm ở trẻ đôi khi chỉ liên quan đến tư thế nằm ngủ của bé. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do cảm lạnh, cảm cúm hay viêm xoang gây ra. Nếu như trẻ mắc bệnh về mũi họng thì việc nằm ngủ có thể khiến triệu chứng trầm trọng hơn. Tuy vậy, nếu như trẻ hết ngạt mũi ngay sau một hoặc hai giờ ngủ dậy thì tình trạng này không quá đáng ngại.
Do trọng lực
Khi trẻ đứng, ngồi hoặc chạy nhảy trong ngày, chất nhầy trong mũi trẻ có thể thoát ra ngoài một cách tự nhiên do tác động của trọng lực. Chất nhầy sẽ đi từ mũi và xoang xuống phía sau cổ họng của trẻ và nuốt xuống. Bố mẹ có thể không nhận thấy trẻ có nước mũi.
Sự thay đổi lưu lượng máu
Khi trẻ nằm, huyết áp trong cơ thể sẽ thay đổi. Khi đó, lưu lượng máu tới phần trên cơ thể có thể tăng lên, gồm cả lưu lượng máu đến đầu và đường mũi.
Lưu lượng máu tăng lên vào ban đêm cũng có thể khiến cho tình trạng viêm các mạch máu trong mũi tăng nặng làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi.
Cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh thường bị ngạt mũi
Trẻ bị cảm lạnh thông thường có thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi khó thở. Bệnh sẽ tăng nặng hơn vào ban đêm. Trẻ bị chảy dịch mũi màu trong suốt, vàng hoặc xanh lá cây. Nước mũi có thể đặc hoặc loãng. Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, có thể xuất hiện triệu chứng sốt và ho.
Các triệu chứng nghẹt mũi do cảm lạnh ở trẻ thường hết sau vài ngày.
Cảm cúm
Trẻ bị cảm cúm do nhiễm vi rút cúm có thể bị hắt hơi và nghẹt mũi, kèm theo sốt cao, đau nhức người và mệt mỏi kiệt sức. Triệu chứng cảm cúm thường nặng hơn cảm lạnh thông thường.
Viêm xoang
Xoang là những khoảng trống nhỏ chứa đầy không khí bên trong xương gò má và trán dẫn vào mũi. Viêm xoang tức là khi các khoang ở xoang mũi bị viêm và sưng. Hầu hết các trường hợp viêm xoang ở trẻ nhỏ là viêm xoang cấp tính (chỉ kéo dài 1 – 4 tuần).
Viêm mũi dị ứng
Trẻ bị
viêm mũi dị ứng khi các mô lót bên trong mũi bị sưng và viêm. Nguyên nhân có thể là do dị ứng hoặc do nguyên nhân khác gây dị ứng. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng là bị ngứa mũi, chảy nước mắt và hắt hơi nhiều.
Biện pháp khắc phục bé bị ngạt mũi khó thở về đêm
Ngạt mũi vào ban đêm thường là do cảm lạnh và có một số mẹo bố mẹ cần áp dụng cho trẻ để giảm ngạt mũi khó thở vào ban đêm để trẻ ngủ ngon hơn.
Sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ
Máy lọc không khí sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng trong phòng ngủ
Máy lọc không khí có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ em nếu như bé có cơ địa dị ứng. Chúng cũng giúp làm sạch không khí trong phòng ngủ khỏi các chất gây dị ứng phổ biến trong nhà như nấm mốc, mạt bụi, lông thú cưng và thậm chí cả phấn hoa từ bên ngoài.
Đóng cửa sổ vào ban đêm
Nếu bạn để mở cửa sổ vào ban đêm thì có thể khiến các chất gây kích ứng vào nhà khiến tình trạng ngạt mũi của bé nặng hơn. Vì thế, cha mẹ cần đóng kín cửa sổ trong khi ngủ để ngăn chặn tác nhân gây dị ứng bên ngoài.
Nâng cao đầu trẻ trong khi ngủ
Tình trạng bé ngạt mũi thường nặng hơn vào đêm vì chất nhầy khó thoát khỏi mũi và xoang hơn. Vì thế, mẹ hãy thử kê cao đầu trẻ trên vài chiếc gối để giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Xông mũi hơi nước cho bé trước khi ngủ
Trẻ bị ngạt mũi có thể cần xông hơi nước ấm trước khi ngủ
Để giúp đường thở của bé thông thoáng hơn thì mẹ có thể áp dụng xông hơi nước ấm cho bé trước khi ngủ. Hơi nước nóng giúp làm
thông xoang mũi, giúp giảm đau và ngạt mũi khá hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ nên day nhẹ vùng mũi cho trẻ sẽ giúp thúc đẩy quá trình thoát chất nhầy hiệu quả hơn.
Thuốc Xoang Đông y – Giúp giảm tình trạng bé ngạt mũi khó thở do viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Thuốc Đông y trị bệnh xoang và viêm mũi dị ứng theo cơ chế giúp thông mũi, tiêu viêm và giúp hỗ trợ thay đổi cơ địa người bệnh. Vì thế, sử dụng thuốc xoang giúp giảm tình trạng ngạt mũi khó thở ở trẻ nếu xuất phát từ nguyên nhân do bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Bài thuốc xoang thông mũi, tiêu viêm bí truyền hiện đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 với thành phần từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính có thể dùng được cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhan-biet-cac-nguyen-nhan-be-bi-ngat-mui-kho-tho-ve-dem-nhieu-hon-n6615.html
Thuốc Xoang Nhất Nhất
Thông mũi, tiêu viêm trị:
- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi
- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
330mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranecei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Radix Actratylodis macrocephalae), 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelica dahuricae) 320mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Chỉ định:
Thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi. Dùng để hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD
|