Nhiệt miệng ở trẻ là tình trạng xuất hiện vết lở loét ở niêm mạc miệng hoặc khoang miệng của bé. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, ăn uống kém, quấy khóc. Vết loét nhiệt miệng ở trẻ có thể xuất hiện ở môi, má hoặc lợi.
Khi trẻ bị nhiệt miệng thường có triệu chứng như:
Trẻ em bị nhiệt miệng do đâu?
Trẻ bị nhiệt miệng thường xuyên, tái đi tái lại chủ yếu do các nguyên nhân sau:
-
Trẻ bị vật cứng (bàn chải đánh răng, vật nhọn như đũa, dĩa, xương,...) hoặc vô tình cắn vào bên trong môi, má, làm rách niêm mạc miệng
-
Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật, ăn uống thiếu chất,... nên sức khỏe suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiệt miệng
-
Trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng,... gây nóng trong người và dẫn tới nhiệt miệng
-
Trẻ mắc các bệnh lý răng như sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng,...
-
Trẻ bị nhiễm một số loại vi khuẩn và nấm, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể và dẫn đến nhiệt miệng
-
Trẻ bị suy giảm chức năng gan, gan suy yếu hoặc bị tổn thương, dẫn đến chức năng thải độc. Các độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày ở niêm mạc miệng, gây nhiệt miệng
-
Trẻ bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin C, kẽm, vitamin B12,...
-
Một số nguyên nhân khác: Bệnh viêm đại tràng, bệnh Celiac, dị ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng (natri lauryl sunfat), nhạy cảm với một số thực phẩm cà phê, dứa, trứng, socola, các loại hạt,...
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?
Thông thường, các triệu chứng của nhiệt miệng sẽ tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nhiệt miệng rất dễ tái phát nếu cha mẹ không điều trị cho trẻ đúng cách. Lâu ngày, trẻ sẽ sụt cân, gầy yếu, không hào hứng tham gia các hoạt động,...
Để hạn chế sự khó chịu, đau đớn cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:
1. Điều trị vết loét
Cho trẻ ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong, bôi lên vị trí vết loét (chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
Có thể bôi gel trị nhiệt miệng lên vết loét sẽ giúp giảm đau xót vết loét.
2. Lưu ý chế độ ăn
Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp,... Đồng thời, cha mẹ nên lưu ý thức ăn dành cho trẻ cần thanh đạm, không nên ăn các món ăn cay, mặn hoặc nóng.
Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ ăn khoai tây chiên hoặc các loại hạt vì chúng dễ làm tổn thương nướu và các mô mềm trong miệng.
3. Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ bổ sung đủ nước mỗi ngày, tăng cường uống các loại nước ép giàu vitamin C như nước cam, nước chanh, nước bưởi… để trẻ nâng cao sức đề kháng, nhanh khỏi nhiệt miệng.
4. Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Với những trẻ bị nhiệt miệng do bệnh lý như suy giảm chức năng gan, viêm đại tràng, bệnh Celiac… thì cần điều trị những bệnh này tình trạng nhiệt miệng sẽ giảm.
5. Bổ sung vitamin
Nếu nguyên nhân nhiệt miệng là do thiếu vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin C, kẽm, vitamin B12,... thì cần bổ sung những vi chất này cho trẻ.
6. Chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt
Nên hướng dẫn trẻ đánh răng ngày 2 lần bằng bàn chải mềm, chải kỹ các bề mặt răng.
Sau khi đánh răng, nên sử dụng nước ngậm răng miệng chiết xuất từ thảo dược giúp hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
7. Sử dụng xịt răng miệng từ thảo dược
Để hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng, bạn có thể sử dụng dung dịch xịt răng miệng chiết xuất từ thảo dược cho trẻ. Các loại thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… giúp hỗ trợ giảm đau và giảm viêm loét.
Chỉ cần xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Dung dịch xịt răng miệng từ thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhiet-mieng-o-tre-em-chi-dan-cach-giam-dau-va-giam-viem-loet-n30092.html