Co cứng cơ là sự gián đoạn trong các chuyển động co lại bình thường của cơ khiến một hoặc nhiều nhóm cơ co lại cùng một lúc, gây ra các cơn đau tức thời trong thời gian ngắn rồi tự trở về bình thường.
Tình trạng này có thể gặp phải trên bất kỳ cơ nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở cơ chân.
Nguyên nhân gây co cứng cơ
Co cứng cơ là do sự mất cân bằng của các tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) đến các cơ. Điều này có thể gây ra tình trạng hoạt động quá mức hoặc mất sự phối hợp của các nhóm cơ, dẫn đến co thắt không tự chủ.
Các
nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng co cứng các cơ bao gồm:
Thiếu máu đến các cơ: Không cung cấp đủ máu đến các cơ có thể dẫn đến những cơn đau tương tự như chuột rút.
Đột quỵ: Dòng máu đến các động mạch trong não bị tắc nghẽn, rò rỉ hoặc vỡ ra gây tổn thương tủy sống và não. Tổn thương có thể dẫn đến co cứng cơ, gây khó khăn cho việc co duỗi, vận động cũng như các hoạt động hàng ngày.
Bệnh đa xơ cứng: Đa cơ xơ cứng là tình trạng viêm và tổn thương xảy ra trên các sợi thần kinh cách điện bằng vỏ myelin và chính các dây thần kinh đó. Điều này dẫn đến một số vấn đề về thị lực, mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ và một số chức năng khác của cơ thể.
Chấn thương tủy sống: Tủy sống là một bó dây thần kinh và các mô được bảo vệ bởi các đốt sống của cột sống.
Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS): Sự thoái hóa của các tế bào thần kinh vận động trong não và tủy sống dẫn đến yếu cơ tiến triển và co cứng các chi, cơ thân và cơ họng.
Bệnh xương khớp: Một số bệnh xương khớp gây co cứng cơ như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, đau thần kinh tọa… Các cơn đau từ xương khớp có thể lan ra, gây co cứng cơ.
Các triệu chứng co cứng cơ
Triệu chứng co cứng có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào vị trí cơ và mức độ tổn thương.
Trong đó phổ biến nhất là cứng cơ bắp chân và co cứng cơ lưng.
-
Co thắt cơ và căng cơ, cứng khớp
-
Cử động giật không chủ ý
-
Các phản xạ cơ quá mức
-
Tư thế bất thường
-
Ngón tay, cổ tay, cánh tay hoặc vai ở vị trí bất thường
-
Co cơ dẫn đến hạn chế phạm vi chuyển động các khớp
-
Đau ở các khớp bị ảnh hưởng
-
Khó di chuyển
-
Biến dạng xương và khớp
-
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong các hoạt động vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày
Biến chứng của co cứng cơ
Trong hầu hết các trường hợp, co cứng cơ nghiêm trọng và kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như:
-
Co rút (cứng khớp hoặc bất động các khớp)
-
Gãy xương
-
Trật khớp một phần hoặc toàn bộ
Điều trị và quản lý tình trạng co cứng cơ
Việc điều trị co cứng cơ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Một số biện pháp điều trị phổ biến gồm:
Vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh tập trung vào các nhóm cơ lớn để cải thiện phạm vi chuyển động và khả năng vận động.
Bó bột và nẹp
Thiết bị được thiết kế với mục đích cố định, ổn định và hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương.
Chúng giúp kéo căng các cơ bị co cứng, cải thiện phạm vi chuyển động và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ.
Bó bột và nẹp là một trong những phương pháp điều trị co cứng cơ
Thiết bị hỗ trợ
Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp có thể giúp người bị co cứng di chuyển dễ dàng và thực hiện các công việc hàng ngày hiệu quả, an toàn hơn.
Điều trị bằng thuốc
Thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị khác, chỉ khi các triệu chứng gây ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày hoặc giấc ngủ của người bệnh. Các thuốc phổ biến hay dùng là Baclofen, benzodiazepin, Natri Dantrolene, Imidazolin và Gabapentin.
Điều trị co cứng bằng Botox
Tiêm Botox là phương pháp điều trị co cứng cơ bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine kích hoạt cơ bắp, cho phép chúng thư giãn và giảm bớt các triệu chứng của bệnh như co cứng.
Dùng thuốc xương khớp Đông y
Như đã phân tích, một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, đau thần kinh tọa… đều có thể gây co cứng cơ.
Do đó, điều trị các bệnh lý xương khớp sẽ giúp hạn chế tình trạng co cứng cơ hiệu quả.
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh xương khớp là do khí huyết tắc nghẽn khiến cho hàn khí xâm nhập và gây đau tại cơ bắp, xương khớp.
Do đó để trị bệnh, việc dùng thuốc đều tập trung vào việc giảm đau, làm ấm cơ thể, xua đuổi hàn khí và cải thiện khí huyết, khả năng vận động của hệ thống cơ - xương khớp.
Thuốc xương khớp Đông y với thành phần chính là các vị thuốc có lợi cho các vấn đề xương khớp như Đỗ trọng, Cốt toái bổ, Cẩu tích, Đương quy, Độc hoạt, Uy linh tiên… Kết hợp các vị thuốc này tạo nên bài thuốc có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc xương khớp dùng để trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; Hỗ trợ
điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống; Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc xương khớp Đông y đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-gay-co-cung-co-n26509.html