Tình trạng đau mỏi cổ ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau cổ bên trái thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách khắc phục, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau cổ bên trái thường xuyên khiến nhiều người lo lắng
Đau cổ bên trái là gì?
Đau cổ bên trái là tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội, thoáng qua hay kéo dài. Cơn đau thường đi kèm với một số biểu hiện khác.
Nguyên nhân gây đau cổ gáy bên trái
Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ bên trái, điển hình là:
1. Căng cơ do sai tư thế
Nếu dành hàng giờ ngồi làm việc với máy tính, nghe điện thoại ở khu vực giữa tai và vai có thể gây căng cơ cổ, dẫn đến đau 1 bên cổ trái hoặc phải. Căng cơ cổ có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá.
2. Dây thần kinh cổ bị chèn ép
Chèn ép dây thần kinh xảy ra khi một dây thần kinh ở cổ bị kích thích trong quá trình phân nhánh ra khỏi tủy sống. Nếu dây thần kinh nằm ở bên trái có thể gây tê và đau ở vai trái. Người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng bị cổ bị đau, dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, tránh co thắt cơ.
3. Vẹo cổ cấp tính
Chứng vẹo cổ cấp tính xảy ra khi các cơ ở cổ đột ngột co thắt, khiến đầu vẹo sang một bên. Tình trạng này thường gây đau ở một bên cổ khi ngủ, nằm ngủ sai tư thế hoặc ở ngoài trời khi nhiệt độ hạ thấp. Các bài tập kéo, kéo giãn và xoa bóp có thể giúp giảm đau ở cổ bên trái.
Vẹo cổ cấp tính gây đau cứng cổ bên trái
4. Thoát vị đĩa đệm cổ
Đĩa đệm cổ là bộ phận nằm ở giữa các xương đốt sống giúp bảo vệ xương. Theo thời gian, đĩa đệm ở cổ có thể trở nên kém linh hoạt. Tình trạng xơ hóa đĩa đệm có thể dẫn đến đau, tê, yếu hoặc ngứa ran lan xuống cánh tay.
5. Thoái hóa đốt sống cổ
Cổ cũng là một khớp phải hoạt động nhiều trên cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa. Theo thời gian, các cấu trúc cấu thành cột sống cổ bị tổn thương, đĩa đệm mất khả năng chịu áp lực, dầy chằng bị xơ cứng, khớp mất độ linh hoạt. Các rễ thần kinh bị chèn ép. Thông thường căn bệnh này sẽ gây đau toàn bộ cổ nhưng cũng có trường hợp chỉ gây đau một bên.
6. Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh viêm nhiễm làm hỏng lớp niêm mạc của khớp, gây đau, cứng, tê và yếu cơ. Bệnh nhân có thể bị đau cổ bên trái đau hoặc bên phải.
7. Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu ngoại vi ở vùng cổ, vai, gáy. Ở những người bệnh này, lưu lượng máu lưu thông kém gây đau mỏi cổ.
Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi gây đau mỏi cổ
Điều trị đau cổ bên trái như thế nào?
Trong phần lớn các trường hợp, các cơn đau cổ sau gáy bên trái đều có thể điều trị tại nhà. Một số bí quyết giúp giảm đau nhanh chóng:
1. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm lạnh thường được khuyến cáo trong trường hợp bị chấn thương mà không có vết thương hở. Bạn có thể chườm túi đá trên cổ trong 2 – 3 ngày đầu để giảm sưng, tím. Sau đó bạn hãy chườm khăn nóng, túi chườm hoặc tắm nước ấm để giảm đau.
2. Châm cứu
Việc dùng kim tác động vào các huyệt đạo sẽ giúp giảm đau. Châm cứu giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
3. Dùng thuốc Tây
Để giảm bớt triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
-
Thuốc giảm đau: Paracetamol, acetaminophen, aspirin…
-
Thuốc giãn cơ: Diazepam, mydocalm…
-
Tiêm corticosteroid hoặc gây tê cục bộ
-
Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin
-
Thuốc chống động kinh: Gabapentin, Pregabalin…
4. Bài thuốc dân gian
Nếu tình trạng đau cổ bên trái ở thể nhẹ, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như:
-
Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong: Giã nát 400g ngải cứu tươi, lọc lấy nước rồi trộn đều với 2 thìa mật ong.
-
Đắp cây đau xương: Giã nhỏ cây dây đau xương rồi trộn với rượu đắp lên cổ trong 15 phút.
-
Chườm ngải cứu và muối: Sao nóng ngải cứu với muối hạt rồi bỏ vào khăn chườm lên cổ trái trong 15 phút.
5. Sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y
Trong đa số trường hợp, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau cổ bên trái. Giải pháp trong trường hợp này là sử dụng các thuốc hoạt huyết Đông y để tăng cường lưu thông máu.
Dùng thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu giảm đau cổ bên trái
Cải thiện triệu chứng đau cổ bên trái bằng thuốc Hoạt huyết
Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn từ đó kéo theo đau cổ bên trái do huyết hư ứ trệ, lưu lượng máu lên vùng cổ giảm dẫn đến đau mỏi cổ thường xuyên. Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch. Thuốc hoạt huyết tùy tác dụng yếu mạnh có thể giúp hành huyết tức là tăng cường lưu thông máu, hoặc giúp phá huyết dùng với các bệnh huyết ứ đọng, tụ huyết.
Thuốc hoạt huyết Đông y bắt nguồn từ bài thuốc hoạt huyết, phá ứ bí truyền, mang lại hiệu quả vượt trội, được chứng minh không chỉ thông qua kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong dân gian mà còn bởi các nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng với cỡ mẫu lớn.
Người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi gây đau mỏi cổ bên trái có thể sử dụng thuốc hoạt huyết để giảm đau mỏi hiệu quả.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/phan-tich-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-dau-co-ben-trai-n19188.html
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não?
Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy?
Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi?
Xơ vữa động mạch, tai biến?
Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần: (cho một viên nén)
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết.
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, vào buổi sáng, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Lưu ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10 -15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|