Bàn chân là bộ phận phức tạp gồm các gân, cơ, khớp xương giúp cho chúng ta đi lại bình thường. Tìm hiểu đau nhức xương bàn chân là do đâu và cách khắc phục kịp thời.
Đau nhức xương bàn chân gây nhiều khó khăn trong di chuyển
Nhiều tình trạng sức khỏe và chấn thương ở bàn chân làm đau nhức xương bàn chân gây ảnh hưởng tới việc chuyển động và sự thăng bằng của bàn chân.
Đau nhức xương chân ở phía bên trên thường rất hiếm khi xảy ra, nếu như không có vết thương rõ ràng ở khu vực này. Tuy nhiên, đau xương bàn chân ở phía trên có thể do nhiều nguyên nhân và chấn thương ngoài do gãy xương hoặc bị bầm tím.
Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Chấn thương bàn chân
Gặp chấn thương dễ gây ra đau bàn chân
Chấn thương ở bàn chân như bong gân hoặc gãy xương có thể là nguyên nhân dẫn tới đau xương bàn chân. Một số dạng chấn thương bàn chân thường gặp gồm:
Chấn thương giữa bàn chân
Phần giữa bàn chân được tạo thành từ một nhóm xương nhỏ giúp tạo hình vòm bàn chân. Nếu một trong các xương giữa của bàn chân bị gãy hoặc gân bị viêm, rách có thể gây đau nhức, sưng và bầm tím đỏ ở mặt trên bàn chân.
Chấn thương giữa bàn chân có thể do tai nạn như bị vật nặng đè lên chân.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chấn thương ở giữa bàn chân đều do bị rơi vật gì lên hoặc bị giẫm phải. Thường chấn thương này là do bị ngã khi bàn chân đang bị cong xuống, kéo căng gân hoặc gãy xương.
Áp lực lên vùng giữa bàn chân kéo dài cũng có thể gây chấn thương do dùng lực quá nhiều hoặc hoạt động có tác động mạnh.
Chấn thương giữa bàn chân có thể từ nhẹ tới nặng, tùy thuộc vào số lượng gân hoặc xương bị tổn thương. Chấn thương nhẹ có thể chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà cho tới khi gân lành lại.
Chấn thương xương bàn chân thứ năm
Đau nhức xương bàn chân mặt ngoài thường liên quan tới xương bàn chân thứ năm. Đây là một xương dài nối ngón chân út tới giữa bàn chân.
Một số trường hợp gãy xương có liên quan gồm:
-
Gãy do chấn thường: xảy ra khi gân hoặc dây chằng kéo một mảnh nhỏ của xương bàn chân thứ năm khỏi vị trí. Gãy xương do chấn thương thường xảy ra với chấn thương ở mắt cá chân và có thể xảy ra cùng lúc với bong gân mắt cá.
-
Gãy Jones: loại gãy xương này xảy ra ở gần đỉnh của xương bàn chân thứ năm, gần khu vực giữa và bên ngoài bàn chân. Đây có thể là một vết nứt nhỏ ở xương do bàn chân bị kéo căng nhiều lần, nhưng cũng có thể là vết nứt nghiêm trọng do chấn thương hoặc ngã đau.
-
Gãy trục giữa: do tai nạn hoặc trẹo chân, thường xảy ra ở giữa cổ chân thứ năm.
Gãy cổ chân thứ năm cần được chăm sóc y tế. Nên nghỉ ngơi ở bàn chân sau khi bị thương. Nêu chú ý các biện pháp chăm sóc bổ sung như bó bột, đeo ủng, dùng nạng nếu được bác sĩ yêu cầu.
Viêm gân duỗi
Viêm gân làm ảnh hưởng tới vùng bàn chân
Viêm gân có thể xảy ra ở nhiều vùng khác nhau trên bàn chân và cẳng chân. Các gân duỗi nằm ở phía trên bàn chân có khả năng giúp uốn hoặc kéo bàn chân lên trên.
Nếu gân bị viêm do sử dụng quá mức hoặc do đi giày mà không có hỗ trợ phù hợp, sẽ rất dễ rách hoặc viêm. Đây gọi là viêm gân cơ duỗi, có thế gây đau ở phần trên bàn chân.
Đau do viêm gân duỗi thường trở nên tệ hơn khi hoạt động mạnh và cũng có thể xảy ra sau khi tập thể dục quá nhiều hoặc quá sức.
Viêm gân duỗi tuy gây ra đau nhức xương bàn chân nhưng có thể xử trí bằng cách:
-
Để bàn chân nghỉ ngơi, có thể dùng nẹp hỗ trợ
-
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
-
Tiêm Steroid
-
Áp dụng bài tập vật lý trị liệu
>> Xem thêm Những bài tập giúp làm giảm đau xương khớp, giảm chức năng vận động
Tình trạng sức khỏe gây ra đau nhức bàn chân
Ngoài chấn thương, hoạt động quá mức, đôi khi các cơn đau xương bàn chân là do một tình trạng sức khỏe khác, đặc biệt là tình trạng ảnh hưởng tới dây thần kinh và khớp xương.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp dễ gây đau nhức xương bàn chân
Bàn chân của chúng ta tuy nhỏ nhưng chứa tớn 30 khớp nên rất dễ bị viêm khớp. Khớp bàn chân nằm ở gốc của mỗi ngón chân và có thể gây đau nhức ở phía trên bàn chân nếu khớp bị viêm.
Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp là khi sụn đệm trong khớp bị hao mòn. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra khi tuổi tác tăng lên dẫn tới lão hóa khớp. Tuy nhiên, viêm xương khớp đôi khi cũng xảy ra do chấn thương hoặc nếu bạn có bàn chân bẹt hay vòm quá cao.
Viêm xương khớp gây đau xương bàn chân dẫn đến khó khăn khi đi lại, các khớp bị cứng và đau.
Để giảm đau bàn chân do viêm xương khớp, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp:
-
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
-
Chèn giày tùy chỉnh
-
Bó bột hoặc sử dụng ủng giữ cho bàn chân bất động cho tới khi tình trạng viêm thuyên giảm
-
Tập bài vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp
-
Tiêm steroid cho các trường hợp nặng
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường gây tổn thương dây thần kinh, đặc biệt ở bàn chân. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn tới ngứa ran, tê và đau ở bàn chân.
Bệnh gout
Bệnh gout là một rối loạn gây ra sự tích tụ axit uric gây đau đớn ở các khớp. Mặc dù bệnh gout thường ảnh hưởng nhất tới ngón chân cái nhưng cũng gây đau tới phần bên trên bàn chân và các vùng cơ thể khác.
Bệnh thường gây các cơn đau xương bàn chân dữ dội diễn ra nhanh kèm theo sưng, đỏ ở khu vực xương bị ảnh hưởng.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây đau, cứng ở các khớp
Đau nhức xương bàn chân cũng có thể xuất phát từ
viêm khớp dạng thấp gây ra. Đây là một bệnh tự miễn mãn tính gây đau, cứng và sưng ở các khớp. Hầu hết người bị viêm khớp dạng thấp đều có các triệu chứng ở bàn chân và mắt cá chân. Tình trạng viêm khớp dạng thấp làm ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh gót chân, mặt trên bàn chân, ngón chân.
Để giúp giảm đau, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
Nghỉ ngơi
-
Chườm đá
-
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen để giúp làm dịu các triệu chứng
-
Sử dụng miếng lót giày để giảm áp lực gây đau nhức xương bàn chân
Sử dụng thuốc xương khớp Đông y khi bị đau nhức xương bàn chân do viêm khớp
Đối với người bị đau bàn chân xuất phát từ tình trạng viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, ngoài phương pháp điều trị theo Tây y thì người bệnh có thể tham khảo bài thuốc xương khớp Đông y. Trong khi các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng nhưng khi sử dụng kéo dài lại không thể tránh được tác dụng phụ, thì thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm hơn nhưng lại có thể dùng lâu dài, đem lại hiệu quả giảm đau và ngừa tái phát hiệu quả.
Tuy vậy, hiện có nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp nên để lựa chọn được bài thuốc đem lại hiệu quả là không hề đơn giản. Thật may, hiện đã có bài thuốc chữa bệnh xương khớp bí truyền có hiệu quả đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn mỗi ngày 2 lần mỗi lần 2 viên để đem lại hiệu quả giảm đau lâu dài.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tim-hieu-dau-la-nguyen-nhan-dan-toi-dau-nhuc-xuong-ban-chan-n16915.html
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn.
- Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Xương Khớp Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 25 - 30 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD
|