Trẻ viêm họng sốt về đêm khiến nhiều phụ huynh lo lắng, sợ trẻ bị co giật và những biến chứng khác. Tìm hiểu cách hạ sốt và chăm sóc trẻ an toàn, giảm các triệu chứng nhanh chóng.
Đối phó thế nào với tình trạng trẻ viêm họng sốt về đêm
MỤC LỤC
-
Trẻ viêm họng sốt về đêm là tình trạng gì?
-
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng sốt về đêm
-
Viêm họng sốt về đêm có nguy hiểm không
-
Làm thế nào khi trẻ bị viêm họng sốt về đêm
|
Trẻ viêm họng sốt về đêm là tình trạng gì?
Ở trạng thái bình thường, trẻ em có thân nhiệt cao hơn một chút so với người trưởng thành, dao động từ 37 – 37.5 độ C. Do đó, tình trạng tăng thân nhiệt trên 37.5 độ C được coi là sốt ở trẻ nhỏ.
Trẻ viêm họng sốt về đêm là tình trạng niêm mạc họng bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus gây bệnh đường hô hấp, khiến họng bị viêm, sưng tấy và đau rát. Trẻ có tình trạng sốt cao về đêm do viêm.
Đây là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi 1-2 tuổi, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều vào ban đêm.
Vào ban đêm, nhiệt độ hạ thấp hơn so với ban ngày, cổ họng nếu không được giữ ấm thì tình trạng viêm và sưng có thể tăng lên. Thêm vào đó, vào ban đêm, nồng độ hormon cortisol trong cơ thể giảm xuống mức thấp nhất, tạo điều kiện khiến cho các biểu hiện của phản ứng viêm tăng lên, trong đó có sốt.
Trong phần lớn các trường hợp, trẻ hoàn toàn không có biểu hiện bất thường vào ban ngày, nhưng lại đột ngột sốt cao vào đêm, việc này khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng.
Triệu chứng viêm họng sốt về đêm của trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng sốt về đêm
Tình trạng viêm họng và sốt vào ban đêm ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:
Sốt siêu vi: Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng và sốt cao ở trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng là trẻ thường có tình trạng sốt cao, thân nhiệt có thể lên tới 38.5 – 39 độ C.
Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện một vài triệu chứng đi kèm như sổ mũi, ngạt mũi, nôn trớ, ho nhiều về đêm…
Thói quen sử dụng điều hòa: nhiều cha mẹ có thói quen để điều hòa để trẻ dễ ngủ hơn, nhất là trong mùa nắng nóng.
Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa có thể tăng nguy cơ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, không khí khô và độ ẩm thấp cũng khiến cổ họng trẻ bị khô, gây viêm họng và sốt.
Do vi khuẩn và virus gây bệnh: các tác nhân gây tổn thương đường hô hấp, bao gồm virus (cúm, sởi, adenovirus), vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu) hay nấm Candida… đều có thể gây nhiễm trùng cổ họng và gây sốt về đêm ở trẻ.
Môi trường sống: thay đổi thời tiết, khói bụi, môi trường bị ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị viêm họng.
Trẻ bị ra mồ hôi trộm: nhiều trẻ nhỏ thường có hiện tượng ra mồ hôi trộm, điều này khiến trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được giữ ấm và đảm bảo tránh gió khi ngủ. Cơ thể bị nhiễm lạnh thường dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ và ho về đêm.
Viêm họng sốt về đêm có nguy hiểm không?
Sốt về đêm với trẻ nhỏ là một tình trạng khá nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí cả tính mạng nếu trẻ không được hạ sốt kịp thời.
Sốt cao gây co giật
Trẻ sốt cao trên 39 độ cần được sử dụng thuốc hạ sốt ngay lập tức và theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị bởi các bác sĩ.
Sốt cao kéo dài không hạ, trẻ có thể có hiện tượng co giật, thậm chí gặp phải nhiều biến chứng thần kinh khác như liệt, rối loạn vận động, tổn thương não.
Nhiễm trùng bội nhiễm
Viêm họng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn tới tình trạng bội nhiễm, các triệu chứng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Nhiễm trùng họng kéo dài có thể gây các biến chứng tổn thương tại các phần khác trong hệ thống tai mũi họng như: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên…
Những bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn, thiếu hụt dinh dưỡng và đề kháng kém.
Làm thế nào khi trẻ bị viêm họng sốt về đêm?
Hạ sốt cho trẻ
Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ (thân nhiệt < 38.5 độ C), có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ chườm hoặc lau người cho trẻ với khăn ấm.
Với các trường hợp thân nhiệt của trẻ tăng trên 38.5 độ C, có thể hạ sốt bằng cách cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ một lần.
Cởi bỏ bớt quần áo
Cởi bỏ bớt quần áo sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, đảm bảo phòng thoáng khí, không nên đóng chặt cửa khiến phòng trở nên bí bách, khó chịu.
Theo dõi thân nhiệt của trẻ với nhiệt kế thường xuyên, kể cả khi trẻ đã hạ sốt.
Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước để mất nước, có thể pha thêm dung dịch oresol để bù nước và điện giải cho trẻ.
Trẻ bị sốt về đêm có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm
Dùng miếng dán hạ sốt
Miếng dán hạ sốt với thành phần hydro gel thân nước, làm mát tự nhiên, có tác dụng hạ thân nhiệt và hạ sốt nhanh chóng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Đặc biệt, việc sử dụng miếng dán hạ sốt có thể dùng an toàn cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, với hiệu quả làm mát lên tới 10 tiếng liên tục.
Có thể sử dụng trực tiếp hoặc cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán.
Mỗi miếng dán hạ sốt được bảo quản trong túi riêng biệt, đảm bảo cho hiệu quả tốt nhất, bảo quản lâu dài dễ dàng.
Hiện nay, miếng dán đã được bán tại hiệu thuốc trên khắp toàn quốc, với giá thành phải chăng, hạn sử dụng dài, mẹ có thể mua để dự phòng sẵn cho các trường hợp bé đột nhiên sốt ban đêm.
Lưu ý, sau khi đã hạ sốt cho trẻ, ngày hôm sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị tình trạng viêm họng, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tre-viem-hong-sot-ve-dem-lam-sao-de-ha-sot-va-cham-soc-tre-dung-cach-n27566.html
Miếng dán hạ sốt Sakura
Thành phần:
Carbomer, EDTA, Glycerin, Natri polyacrylate, Menthol, Acid tartatic, Nước tinh khiết, Chất tạo màu.
Cơ chế tác dụng:
Miếng dán hạ sốt Sakura Nhất Nhất, thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài.
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ bắp, giảm say nắng, ngăn ngừa co giật do sốt cao. Miếng dán hạ sốt Sakura dùng được cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn sử dụng:
- Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng...
- Có thể cắt nhỏ miếng dán theo kích thước cần dùng. Có thể tăng công dụng của miếng dán bằng cách dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc.
- Có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán. Miếng dán hạ sốt có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 giờ.
- Mỗi miếng dán chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán phải được dùng ngay.
Không dán miếng dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải có sự giám sát của người lớn.
Cảnh báo và thận trọng:
Sản phẩm không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sỹ.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 túi x 2 miếng dán, 1 túi x 6 miếng dán và tờ hướng dẫn sử dụng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
|