Móng tay giòn dễ gãy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy, bạn có biết móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì và cần điều trị ra sao?
Tìm hiểu móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì
MỤC LỤC:
-
Móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì?
-
Móng tay giòn dễ gãy có nguy hiểm không?
-
Nguyên nhân thiếu dưỡng chất khiến móng tay dễ gãy
-
Cách bổ sung dưỡng chất khi móng tay giòn dễ gãy
|
Móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì?
Móng tay giòn, dễ gãy có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe hoặc thiếu hụt dưỡng chất.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Thiếu hụt dinh dưỡng:
Thiếu các vitamin và khoáng chất như biotin, vitamin C, vitamin E, sắt, canxi, kẽm có thể làm móng tay trở nên yếu và dễ gãy.
Mất nước:
Khi cơ thể mất nước hoặc móng tay tiếp xúc với nước và hóa chất thường xuyên, móng sẽ dễ khô, giòn, và dễ gãy.
Các bệnh về da:
Bệnh vẩy nến và eczema có thể ảnh hưởng đến móng, gây khô, giòn, và dễ gãy.
Thiếu máu do thiếu sắt:
Thiếu sắt làm giảm oxy đến các mô trong cơ thể, bao gồm cả móng tay, khiến móng mỏng yếu và dễ gãy.
Rối loạn tuyến giáp:
Suy giáp và cường giáp đều có thể gây ra các vấn đề về móng, bao gồm khô, giòn, dễ gãy.
Lão hóa:
Móng tay có xu hướng trở nên giòn hơn khi chúng ta già đi do quá trình thoái hóa tự nhiên.
Hội chứng móng giòn (Brittle Nail Syndrome):
Đây là một tình trạng mà móng tay khô, mỏng, dễ bong tróc, gây ra bởi yếu tố di truyền hoặc các tác động môi trường như tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ thay đổi thường xuyên.
Móng tay giòn dễ gãy có nguy hiểm không?
Móng tay giòn, dễ gãy thường không nguy hiểm ngay lập tức, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, có thể gây ra các biến chứng nếu không được xử trí kịp thời.
Do vậy, cần sớm nhận biết các
nguyên nhân khiến móng tay giòn và dễ gãy để điều trị.
Nguyên nhân thiếu dưỡng chất khiến móng tay dễ gãy
Trong các nguyên nhân khiến móng tay giòn và dễ gãy, thiếu vitamin và khoáng chất là phổ biến hơn cả.
Điều này thường là do:
-
Ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày chính là cách cung cấp vitamin chủ yếu vào cơ thể. Nếu không bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể, lạm dụng những thực phẩm gây hại thì cơ thể có nguy cơ thiếu vitamin rất cao.
-
Mắc bệnh về tiêu hoá: Một số bệnh về đường tiêu hoá có thể ngăn không cho cơ thể hấp thu vitamin một cách hiệu quả. Cần phát hiện và điều trị bệnh tiêu hóa kịp thời, nếu không để lâu sẽ khiến suy nhược cơ thể trầm trọng.
-
Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh lâu dài: Thuốc kháng sinh nếu uống lâu ngày sẽ tiêu diệt một số lợi khuẩn đường ruột. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin trong cơ thể.
Cách bổ sung dưỡng chất khi móng tay giòn dễ gãy
Nếu nguyên nhân khiến móng tay giòn và dễ gãy là do thiếu vitamin và khoáng chất, bạn có thể bổ sung một số dưỡng chất sau:
Sắt
Sắt là khoáng chất cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu, hơn một nửa nguồn cung cấp sắt của cơ thể được tìm thấy trong máu. Thiếu sắt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như móng tay hình lõm và giòn, dễ gãy hơn.
Ăn nhiều thịt đỏ, trứng, các loại đậu và các loại rau lá xanh đậm sẽ giúp bổ sung sắt và
cải thiện các vấn đề về móng tay.
Vitamin C
Bổ sung vitamin C tốt cho da, tóc và móng
Vitamin C (acid ascorbic) là một loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen, đó là một thành phần của da, tóc và móng tay. Do đó, thiếu vitamin C có thể dẫn đến móng tay trở nên giòn, khô hơn.
Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như quả mọng, trái cây họ cam, quýt, rau xanh...sẽ giúp móng khỏe mạnh hơn.
Vitamin nhóm B
Biotin, một phần của gia đình vitamin nhóm B và còn được gọi là vitamin H. Đây là vitamin rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe móng tay. Sự thiếu hụt vitamin nhóm B tăng lên khi bạn già đi và nó có thể dẫn đến móng tay khô, giòn.
Một trong những cách tốt nhất để tránh sự thiếu hụt biotin là tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin nhóm B đặc biệt là lòng đỏ trứng, súp lơ, cải bó xôi, cá hồi, hạnh nhân, óc chó…
Kẽm
Kẽm rất cần thiết cho móng
Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Kẽm giúp móng, tóc khỏe mạnh,
tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt kẽm có thể gây ra tình trạng móng khô, giòn dễ gãy.
Bạn có thể bổ sung kẽm qua các thực phẩm như: Hàu, thịt bò, tôm, hạt bí ngô, hạt chia, đậu xanh, phô mai, sữa chua, yến mạch, hạnh nhân…
Ngoài ra, giải pháp bổ sung kẽm đơn giản, hiệu quả được nhiều người tin chọn chính là dùng viên uống chứa kẽm (thường là kẽm dạng gluconate do đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu).
Kẽm gluconate (ZinC Gluconate) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://doisongvietnam.vn/tu-van-mong-tay-gion-de-gay-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong-153406-9.html
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén):
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng:
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính)
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
|