Nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không và điều trị thế nào để không tái phát nhiều lần?
Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là tình trạng phổ biến trên thế giới
Vi khuẩn HP là gì có nguy hiểm không?
Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn có roi gram âm. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể và sống trong dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng phổ biến trên thế giới (có khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn này). Số lượng nhiễm vi khuẩn HP trên thế giới đang có xu hướng giảm, do ngày càng có nhiều người được dùng nước sạch và các điều kiện vệ sinh cũng tốt hơn so với trước đây.
HP là vi khuẩn hiếm hoi có thể sống trong môi trường acid dạ dày đậm đặc
Vậy, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?
Đối với hầu hết mọi người, vi khuẩn HP không gây loét hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác. Nhưng với một số ít trường hợp, HP có thể gây ra vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non.
Một tỷ lệ nhỏ nhiễm trùng HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày rất nguy hiểm.
Các biến chứng liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP bao gồm:
-
Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP có thể kích thích dạ dày gây viêm loét dạ dày.
-
Loét: HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ của dạ dày và ruột non. Điều này có thể cho phép acid trong dạ dày tấn công, tạo ra vết loét. Khoảng 10% người nhiễm H. pylori sẽ bị loét.
-
Ung thư dạ dày: Nhiễm HP là một yếu tố nguy cơ gây ra một số loại ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP
Khi các nhà khoa học phát hiện ra HP vào năm 1982, họ thấy rằng đây là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày.
HP tấn công lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme gọi là urease. Enzyme này phân hủy ure thành amoniac, trung hòa acid dạ dày nên vi khuẩn có thể sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Amoniac cùng với các chất gây độc tế bào cytokin phân hủy các thành phần của chất nhày bảo vệ thành dạ dày, làm suy yếu niêm mạc dạ dày. Khi đó, các tế bào dạ dày có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn bởi acid và pepsin, các chất dịch tiêu hóa mạnh, dẫn đến vết loét trong dạ dày hoặc tá tràng.
Vi khuẩn HP cũng có thể tiết nội độc tố vi khuẩn gây tổn thương trực tiếp tế bào biểu mô dạ dày. HP cũng làm tăng tiết acid và pepsin là các yếu tố gây viêm loét dạ dày.
Một người có thể bị nhiễm HP từ thức ăn, nước uống hoặc đồ dùng. Tình trạng này phổ biến hơn ở các quốc gia hoặc cộng đồng sinh sống thiếu nước sạch hoặc hệ thống thoát nước thải không tốt. Bạn cũng có thể nhiễm HP khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các chất dịch cơ thể khác của người bị nhiễm bệnh.
Vi khuẩn HP lây nhiễm rất dễ dàng qua nhiều con đường, bền và sống sót tốt trong môi trường acid dạ dày.
Vi khuẩn HP có thể sống trong cơ thể nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm dễ dàng nên tránh hôn môi trẻ nhỏ
Khó khăn trong điều trị vi khuẩn HP dạ dày
Điều trị HP dạ dày gặp khó khăn do bệnh thường diễn biến âm thầm, người bệnh có thể bị nhiễm nhiều năm nhưng không có triệu chứng. Đến khi có triệu chứng bùng phát thì niêm mạc dạ dày đã bị viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày.
Quá trình điều trị có thể cần kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, kết hợp các loại thuốc bao vết loét, ức chế bơm proton… tùy vào tình trạng bệnh. Việc dùng thuốc không đúng liều, không đúng chỉ định có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và bệnh dễ tái phát.
Do vậy, nguyên tắc điều trị vi khuẩn HP dạ dày là cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Song song với việc dùng thuốc Tây, nên kết hợp thuốc Đông y để điều trị bệnh cũng như tăng cường sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý trong chế độ ăn uống, nên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
>> Xem thêm Kết hợp Đông y và Tây y điều trị vi khuẩn Hp trong dạ dày ở trẻ nhỏ
Điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2
Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc trị bệnh dạ dày bí truyền có hiệu quả thực sự trong dân gian. Bài thuốc có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, không chỉ điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng mà còn tăng cường sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, tá tràng, tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy Dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Người bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP có thể kết hợp thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 trong quá trình điều trị, giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế các tác dụng phụ do phải dùng thuốc Tây kéo dài.
DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/vi-khuan-hp-da-day-co-nguy-hiem-khong-dieu-tri-the-nao-k7fQM39Mg.html