Nhiều phụ huynh cho con uống thuốc kháng sinh ngay khi bị viêm amidan mà không biết rằng điều này có thể gây ảnh hưởng xấu. Vậy, viêm amidan cấp ở trẻ em nên làm gì?
Cha mẹ cần cẩn trọng khi điều trị viêm amidan cấp ở trẻ
Triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em
Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng), có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập.
Khi Amidan bị viêm, có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:
-
Amidan sưng to, tấy đỏ: soi đèn pin sẽ thấy amidan của trẻ sưng lên, có màu đỏ
-
Amidan xuất hiện chấm, mảng mủ màu trắng: đây là dấu hiệu viêm amidan do vi khuẩn
-
Trẻ bị ho: amidan bị viêm sẽ gây ngứa họng, đau họng và trẻ sẽ ho nhiều hơn
-
Trẻ kêu đau họng: những trẻ lớn có thể kêu đau họng
-
Trẻ ăn và uống ít: viêm amidan khiến trẻ không muốn ăn hay uống
-
Hơi thở có mùi hôi: vi khuẩn gây viêm có thể tạo ra chất độc và gây hôi miệng
-
Trẻ bị sốt: tình trạng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao
Hình ảnh amidan bình thường và viêm amidan cấp ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm amidan cấp trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây
viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ. Do có vai trò là cơ quan miễn dịch, ngăn ngừa các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài, nên amidan rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, cấu trúc của amidan có nhiều khe kẽ và ngóc ngách nên cũng là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ẩn và phát triển.
Bên cạnh đó, các tác nhân môi trường như thay đổi thời tiết đột ngột, khói bụi, ăn uống đồ lạnh… cũng làm tăng nguy cơ viêm amidan, nhất là ở người có hệ miễn dịch còn non yếu như trẻ nhỏ.
Trẻ bị viêm amidan có nên uống kháng sinh ngay?
Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống kháng sinh nếu nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn. Bởi, thuốc kháng sinh có hiệu quả điều trị vi khuẩn, không có tác dụng với virus và các nguyên nhân khác.
Thông thường, để xác định nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn hay nguyên nhân nào khác, cần phải tiến hành xét nghiệm. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám bệnh và chẩn đoán chính xác.
Nếu được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thì cần dùng đủ liều và đúng liệu trình mà bác sĩ đưa ra, tránh tăng liều hay bỏ dở thuốc. Dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bội nhiễm và tránh các biến chứng nguy hiểm như áp xe thành họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang, thấp khớp...
Chỉ nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định
Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em bằng cách nào?
1. Dùng thuốc Tây y
Thuốc giảm đau hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt cao hơn 38,5 độ C, đau họng và khó nuốt, nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn. Các thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến là paracetamol, ibuprofen.
Thuốc chống viêm
Dùng thuốc chống viêm giúp giảm triệu chứng sưng tấy cổ họng, giảm viêm amidan. Một số thuốc chống viêm phổ biến là men chống viêm (như Alpha Choay), thuốc chống viêm Steroid (như Betamethasone). Lưu ý thuốc chống viêm Steroid chỉ sử dụng trong những trường hợp viêm amidan nặng, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát…
Thuốc giảm ho
Những trẻ bị ho nhiều, ho có đờm có thể dùng thuốc long đờm để ho dễ dàng hơn. Không nên dùng thuốc cắt cơn ho, bởi ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để tống xuất đờm ra khỏi đường thở. Dùng thuốc cắt cơn ho có thể giữ lại đờm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Các biện pháp không dùng thuốc
Súc họng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn nên súc họng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn cổ họng, giảm viêm amidan.
Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha dung dịch nước muối theo tỷ lệ ¼ thìa cà phê muối với 1 cốc 240ml nước. Khi trẻ súc miệng, hãy dạy trẻ ngửa đầu ra sau để nước muối tiếp xúc với vùng hầu họng tốt hơn.
Dạy trẻ cách súc miệng bằng nước muối giúp giảm viêm amidan
Dùng bạc hà giảm viêm amidan
Bạc hà có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm, ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây
viêm amidan cấp tính.
Đun sôi một ít lá bạc hà tươi với nước lọc. Đổ hỗn hợp ra cốc, chờ nguội bớt rồi pha thêm chút mật ong cho trẻ uống.
Dùng gừng tươi
Gừng có tính ấm, kháng viêm nên cũng thường được dùng để giảm viêm amidan.
Có thể thái vài lát gừng tươi, đun sôi cùng một ít nước. Để nguội rồi pha thêm mật ong cho trẻ uống.
Bổ sung vitamin, tăng đề kháng
Tăng cường đề kháng sẽ giúp chống lại bệnh tật và nhanh hồi phục hơn. Cha mẹ có thể tham thảo một số loại multivitamin hoặc các sản phẩm có công dụng tăng đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Tăng cường miễn dịch giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
Dùng xịt họng thảo dược giảm ho
Để giảm ngứa họng, đau họng và ho do viêm amidan, cha mẹ có thể dùng xịt họng thảo dược cho trẻ.
Dung dịch Xịt Họng thảo dược có hương cam tự nhiên, được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng. Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản; ngoài ra còn giúp hỗ trợ làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết.
Cha mẹ có thể xịt vào họng trẻ ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Dặn trẻ không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Cha mẹ có thể sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để giảm viêm amidan cấp ở trẻ em.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-amidan-cap-o-tre-em-co-nen-cho-uong-khang-sinh-ngay-n13417.html
DUNG DỊCH XỊT HỌNG NHẤT NHẤT KID
Thành phần:
Kim ngân hoa 3,5g; Lá trầu không 3,9g; Hoa đu đủ đực 1,5g; Lá đào 3g; Tinh dầu cam; Nước cất tinh khiết vừa đủ 20 ml.
Công dụng:
-
Dùng để làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết.
-
Hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Cách sử dụng:
-
Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
-
Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|