Viêm loét miệng lưỡi ở người lớn gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, nói chuyện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Viêm loét miệng lưỡi ở người lớn là gì?
MỤC LỤC
-
Viêm loét miệng lưỡi ở người lớn là gì?
-
Cách điều trị viêm loét miệng lưỡi ở người lớn
-
Người lớn nên ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi như thế nào?
|
Viêm loét miệng lưỡi ở người lớn là gì?
Viêm loét miệng lưỡi là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông, có màu trắng hoặc vàng, xung quanh viền đỏ, gây đau rát và khó chịu.
Tình trạng này rất phổ biến ở người lớn và thường tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết loét có thể kéo dài, tái phát thường xuyên hoặc là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi
Viêm loét miệng lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
-
Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B12, folic acid.
-
Chấn thương cơ học: Cắn phải lưỡi, niêm mạc miệng, dùng bàn chải cứng, niềng răng cọ xát.
-
Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm: Herpes simplex, Candida albicans…
-
Stress, căng thẳng: Làm giảm sức đề kháng, dễ gây loét miệng.
-
Bệnh lý nền: Viêm dạ dày, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, tiểu đường.
-
Tác dụng phụ thuốc: Kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc hạ miễn dịch.
Triệu chứng nhận biết
Tùy vào tình trạng viêm và sức khỏe mà mức độ tổn thương của các vết loét khác nhau. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
-
Xuất hiện vết loét nhỏ, tròn, màu trắng ngà hoặc vàng, viền đỏ.
-
Đau rát, nhất là khi ăn đồ cay, nóng, mặn, chua.
-
Có thể kèm theo sưng đau, nóng rát lưỡi, nướu, má trong.
-
Trường hợp nặng: loét lan rộng, sốt nhẹ, mệt mỏi, nổi hạch dưới hàm.
Triệu chứng viêm loét miệng lưỡi ở người lớn
Cách điều trị viêm loét miệng lưỡi ở người lớn
Hầu hết các trường hợp viêm loét miệng lưỡi nhẹ và do nguyên nhân thông thường sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.
Tuy nhiên, có nhiều biện pháp giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và phòng ngừa tái phát. Các phương pháp chính bao gồm:
Điều trị tại nhà (trường hợp nhẹ, không biến chứng)
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch súc miệng sát khuẩn (Betadine, Chlorhexidine…).
Tránh dùng nước súc miệng chứa cồn vì dễ gây rát và kích ứng.
Ăn uống phù hợp
Tránh đồ cay, nóng, mặn, chua, đồ cứng dễ làm vết loét nặng hơn.
Ưu tiên thức ăn mềm, nguội, dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, các thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm, sắt.
Uống đủ nước, từ 1.5-2l nước mỗi ngày.
Nghỉ ngơi, giảm căng thẳng
Ngủ đủ giấc, tránh stress vì stress dễ làm loét miệng kéo dài.
Sử dụng Xịt răng miệng Thảo dược
Các thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào…được sử dụng với công dụng giảm đau rát, viêm loét miệng.
Từ những thảo dược này, các chuyên gia đã phát triển Dung dịch Xịt răng miệng Thảo dược, dạng xịt tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giúp làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng hiệu quả.
Sản phẩm còn giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
Dung dịch xịt răng miệng thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Các biện pháp tự nhiên
-
Mật ong: Bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vết loét vài lần mỗi ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn và làm dịu.
-
Dầu dừa: Tương tự mật ong, dầu dừa có tính kháng khuẩn, có thể bôi trực tiếp lên vết loét.
-
Nước cốt rau má/rau ngót: Giã nát rau má hoặc rau ngót, vắt lấy nước cốt để uống hoặc bôi lên vết loét.
-
Baking soda: Pha một thìa cà phê baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa nhẹ nhàng lên vết loét, để vài phút rồi súc miệng sạch. Baking soda giúp trung hòa axit và giảm viêm.
-
Chườm đá: Ngậm một viên đá nhỏ hoặc chườm lạnh bên ngoài má (tại vị trí vết loét) để giảm đau và sưng.
-
Trà hoa cúc: Pha trà hoa cúc, để nguội. Dùng túi trà hoa cúc đã qua sử dụng (đã nguội) đắp lên vết loét hoặc dùng nước trà để súc miệng. Hoa cúc có tác dụng kháng viêm và làm dịu.
Trà hoa cúc có tác dụng kháng viêm và làm dịu vết loét
Điều trị bằng thuốc (nếu loét lan rộng, kéo dài >2 tuần, đau nặng)
Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Ibuprofen.
Vitamin tổng hợp: B1, B2, B6, B12, vitamin C, kẽm.
Thuốc kháng virus/nấm: Nếu do herpes hoặc Candida gây ra.
Thuốc tăng miễn dịch: Trong một số trường hợp tái phát nhiều lần.
Người lớn nên ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi như thế nào?
Dưới đây là những cách ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi ở người lớn hiệu quả mà bạn nên áp dụng hằng ngày để giảm nguy cơ tái phát:
-
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chăm sóc răng miệng đúng cách.
-
Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
-
Tránh chấn thương trong miệng.
-
Giảm căng thẳng, stress và hạn chế lạm dụng việc dùng thuốc.
-
Khám răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/ 1 lần.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-loet-mieng-luoi-o-nguoi-lon-cach-cham-soc-tai-nha-de-mau-lanh-n31487.html