Viêm lợi tụt lợi là một trong những bệnh lý nha chu phổ biến nhất ở người sau độ tuổi 40, nhưng lại ít khi được đề cập đến. Việc phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời có vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ lung lay răng, mất răng.
Viêm lợi tụt lợi là một bệnh lý nha chu thường gặp sau tuổi 40
MỤC LỤC
-
Viêm lợi tụt lợi là gì?
-
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi tụt lợi
-
Nguyên nhân gây viêm lợi tụt
-
Cách điều trị viêm lợi tụt lợi
-
Biện pháp phòng tránh viêm lợi tụt lợi
-
Ngăn ngừa viêm nướu, tụt lợi với giải pháp chăm sóc răng miệng từ thảo dược
|
Viêm lợi tụt lợi là gì?
Viêm lợi tụt lợi hay viêm lợi tụt là tình trạng lợi bị viêm, suy yếu kèm theo mất liên kết với chân răng, nướu bị tụt xuống thấp để lộ thân răng ra bên ngoài.
Lợi (nướu) răng là tổ hợp gồm các mô mềm xung quanh răng, có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ và nâng đỡ chân răng. Nướu bình thường có màu hồng nhạt, săn chắc và có độ đàn hồi.
Khi bị tổn thương và viêm, các tổ chức quanh chân răng dần trở nên lỏng lẻo, kèm theo
tình trạng sưng đỏ và chảy máu chân răng.
Viêm lợi tụt là bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm theo thời gian và thường là kết quả xảy ra khi viêm lợi kéo dài mà không được điều trị đúng cách.
Vị trí bị tụt lợi phổ biến thường là các răng ở vùng mặt ngoài của miệng, chẳng hạn như răng nanh hay răng cửa, xảy ra ở một hoặc cả hai hàm trên và hàm dưới.
Tụt lợi hàm dưới thường khó phát hiện hơn do mặt bên trong của môi dưới thường che khuất nướu và răng.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng tới các tổ chức khác xung quanh răng. Đồng thời phần lợi bảo vệ răng bị mất đi có thể dẫn tới tình trạng mất răng. Trên thực tế, khoảng 88% người trên 65 tuổi bị tụt lợi ở một hoặc nhiều răng.
Viêm lợi tụt lợi là tình trạng lợi bị viêm và co lại làm lộ chân răng
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi tụt lợi
Viêm lợi tụt là một bệnh mạn tính, triệu chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe tiến triển dần theo thời gian.
Trong giai đoạn đầu, lợi chỉ bị sưng tấy nhẹ, căng phồng, chuyển sang màu đỏ thẫm, gây cảm giác vướng víu và hơi đau nhức khi nhai thức ăn.
Khi viêm trở nên nặng hơn, khiến cho nướu răng sưng đỏ và gây đau nhức dữ dội. Các triệu chứng kèm theo khác có thể gặp thấy như:
-
Hơi thở có mùi hôi khó chịu, miệng có vị giống kim loại.
-
Khó khăn trong quá trình ăn uống, ê buốt răng
-
Chân răng chảy máu khi vệ sinh răng miệng và sử dụng chỉ nha khoa.
-
Xuất hiện nhiều mảng bám ở xung quanh răng tổn thương.
Ở giai đoạn cuối, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng sang các tổ chức xung quanh răng khác, hình thành các túi mủ. Lợi trở nên lỏng lẻo, kém đàn hồi và không còn bám chắc vào thân răng, tụt xuống khiến phần chân răng lộ ra ngoài.
Khi không còn được lợi bao phủ và bảo vệ, phần chân răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ăn mòn dẫn đến tình trạng răng lung lay, dễ gãy.
Ngoài ra, nhiễm trùng lan tới xương ổ răng sẽ gây ra tủy, đau nhức dữ dội kèm theo sưng hạch cổ họng, sốt cao…
Tiến triển của bệnh viêm lợi tụt lợi
Nguyên nhân gây viêm lợi tụt
Viêm lợi tụt lợi chủ yếu xảy ra khi có sự tấn công của vi khuẩn bên trong khoang miệng, khiến mô xương và phần nướu quanh chân răng bị phá huỷ.
Vi khuẩn có thể xuất hiện và phát triển mạnh trong các trường hợp:
Mảng bám và cao răng
Mảng bám do thức ăn thừa để lại trên răng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng và viêm nướu răng, tụt lợi.
Nếu không được loại bỏ, mảng bám có thể bị vôi hoá để trở thành cao răng.
Bên trong cao răng chứa đầy vi khuẩn có khả năng ăn mòn men răng, gây viêm lợi tụt.
Bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu (hay còn gọi là bệnh nha chu) là bệnh nhiễm trùng nướu giai đoạn nặng, gây tổn thương mô mềm và phá hủy các tổ chức xương xung quanh răng.
Quá trình này gây ăn mòn dần các tế bào, gây tụt nướu và khiến chân răng lộ ra ngoài.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng sai cách tạo điều kiện để hình thành và ngăn tích tụ mảng bám.
Bàn chải quá to, chải răng quá mạnh , sử dụng chỉ nha khoa sai có thể gây tổn thương, chảy máu lợi và tụt lợi.
Thay đổi nội tiết
Lợi là bộ phận khá nhạy cảm vì thế khi nội tiết cơ thể thay đổi, do đó phụ nữ cũng có thể gặp phải tình trạng tụt lợi.
Tình trạng này thường xuất hiện ở những đối tượng như tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Biến chứng sau can thiệp nha khoa
Nhổ răng khôn, lấy cao răng, niềng răng hay thực hiện các thủ pháp thẩm mỹ sai kỹ thuật đều có thể dẫn đến làm tổn thương nướu răng, gây viêm nướu và tụt lợi.
Bên cạnh đó, một số
yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ viêm lợi tụt được biết tới bao gồm:
-
Không có thói quen lấy cao răng thường xuyên
-
Người hút thuốc lá lâu năm
-
Đã từng mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, hôi miệng nặng, viêm nha chu,...
-
Suy giảm miễn dịch do mắc bệnh HIV/AIDS, tiểu đường,...
-
Sử dụng các loại thuốc gây khô miệng
Cách điều trị viêm lợi tụt lợi
Việc điều trị viêm lợi tụt lợi bao gồm điều trị triệu chứng viêm, loại bỏ nguyên nhân và khắc phục tình trạng lợi bị tụt.
Các phương pháp điều trị chính hiện nay là: điều trị bằng thuốc, bọc răng và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh giúp tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm ra khỏi vị trí tổn thương. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với kháng sinh đường uống hoặc tại chỗ.
Thuốc giảm nhạy cảm (Desensitizing), chất chống sâu răng (varnish), chất phục hồi men răng: được kê đơn với mục đích giảm độ nhạy cảm của chân răng bị lộ, giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn đối với những răng nhạy cảm.
Bọc răng
Một vật liệu thích hợp được sử dụng để bọc bên ngoài hoặc thay thế phần lợi bị tụt để bảo vệ xung quanh chân răng.
Các hình thức bọc hiện nay thường được sử dụng là: trám răng, sứ hoặc nhựa hồng và lớp dán veneer tháo rời.
Chỉnh nha (niềng răng): phương pháp nắn chỉnh để đưa các răng mọc lệch về đúng vị trí. Mục đích là để giảm áp lực lên nướu và dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn.
Phương pháp phẫu thuật viêm lợi tụt lợi
Trong trường hợp tụt nướu răng nghiêm trọng, chân răng bị lộ nhiều, ê buốt và sưng tấy gây đau đớn, phẫu thuật thường được chỉ định nhằm phục hồi các mô nướu đã mất.
Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu được áp dụng hiện nay là: Phẫu thuật vạt nướu có chân nuôi; ghép lợi tự do tự thân; ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phẫu thuật vạt niêm mạc có đặt màng sinh học.
Biện pháp phòng tránh viêm lợi tụt lợi
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối loãng và chỉ nha khoa nhằm tăng hiệu quả làm sạch, đẩy lùi mảng bám, cao răng.
Các bước chải răng đúng cách
Khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần: Việc khám răng miệng định kỳ giúp bạn loại bỏ mảng bám và cao răng thường xuyên, đồng thời sớm phát hiện các vấn đề nha khoa để kịp thời điều trị.
Thay đổi các thói quen xấu: từ bỏ thuốc lá, hạn chế các món ăn nóng, lạnh, nhiều đồ ngọt, đường....
Thay vào đó là bổ sung những loại thực phẩm xanh và giàu vitamin để giúp răng được chắc khỏe.
Ngăn ngừa viêm nướu, tụt lợi với giải pháp chăm sóc răng miệng từ thảo dược
Các sản phẩm chăm sóc răng miệng từ thảo dược là biện pháp hữu hiệu giúp làm sạch, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và các tác nhân gây tổn thương răng và các tổ chức xung quanh.
Trong trường hợp viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, có thể sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược chiết xuất từ Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu…
Sản phẩm giúp hỗ trợ làm
giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Người đang bị viêm lợi tụt lợi hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao có thể tham khảo và sử dụng để cải thiện sức khỏe răng miệng của bản thân.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/viem-loi-tut-loi-lam-gi-de-dieu-tri-va-ngan-ngua-tut-loi-lo-chan-rang-n26980.html
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
|