Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy hiểm, cần nhập viện và điều trị kịp thời. Bạn có biết xuất huyết dạ dày triệu chứng nào để nhận biết sớm?
Tìm hiểu xuất huyết dạ dày triệu chứng cảnh báo
MỤC LỤC:
-
Xuất huyết dạ dày là gì?
-
Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày
-
Xuất huyết dạ dày triệu chứng cảnh báo
-
Các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
-
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày
-
Thuốc dạ dày Đông y – giải pháp cho người bệnh dạ dày
|
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa hay xuất huyết trong dạ dày xảy ra khi bị chảy máu ở niêm mạc dạ dày.
Đây là một bệnh lý nghiêm trọng cần được quan tâm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Loét dạ dày
Loét dạ dày là vết loét hở trên niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non.
Những vết loét này có thể gây kích ứng và viêm, dẫn đến chảy máu.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, do nhiễm trùng, uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài.
Viêm dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày
Rối loạn tiêu hóa
Các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ
chảy máu dạ dày.
Giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn rộng, thường do xơ gan. Những tĩnh mạch này có thể vỡ và dẫn đến chảy máu.
Ung thư
Ung thư dạ dày hoặc ung thư ở các phần khác của đường tiêu hóa có thể gây chảy máu khi khối u phát triển và xâm lấn mạch máu.
Xuất huyết dạ dày triệu chứng cảnh báo
Xuất huyết dạ dày biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí chảy máu.
Nôn ra máu
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu hoặc chất có màu giống bã cà phê. Điều này cho thấy máu có ở đường tiêu hóa trên và có thể bắt nguồn từ dạ dày.
Khi bị nôn ra máu, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Phân đen, hắc ín
Phân đen, hắc ín là dấu hiệu có máu ở đường tiêu hóa, thường là dấu hiệu chảy máu ở dạ dày hoặc phần trên ruột non.
Máu đỏ tươi trong phân
Có máu đỏ tươi trong phân thường là chảy máu từ đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như đại tràng hoặc trực tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chảy máu từ đường tiêu hóa trên (như dạ dày) cũng có thể xuất hiện dưới dạng đại tiện ra máu nếu máu đi nhanh qua hệ thống tiêu hóa.
Đau bụng, khó chịu
Chảy máu dạ dày gây đau bụng, nóng rát, cảm giác đầy hơi hoặc đau quặn thắt vùng bụng. Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu.
Chảy máu dạ dày gây đau bụng, nóng rát vùng bụng
Suy nhược, mệt mỏi
Mất máu do xuất huyết dạ dày dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi. Thiếu máu xảy ra khi số lượng hồng cầu hoặc nồng độ huyết sắc tố trong máu giảm, làm suy giảm khả năng cung cấp oxy đến các mô và cơ quan.
Ngất xỉu
Trong trường hợp xuất huyết dạ dày nghiêm trọng, đặc biệt khi mất máu nhanh, người bệnh có thể bị ngất xỉu, mất ý thức tạm thời. Điều này là do lưu lượng máu đến não không đủ.
Chóng mặt, khó thở
Mất máu do xuất huyết dạ dày dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng và khó thở. Những triệu chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn khi gắng sức.
Các phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
Thuốc
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc đối kháng thụ thể H2 thường được kê đơn để giảm axit dạ dày và làm lành vết loét.
Điều trị nội soi
Các kỹ thuật nội soi như liệu pháp tiêm, liệu pháp nhiệt và liệu pháp cơ học có thể được sử dụng để cầm máu và điều trị các tổn thương bên trong dạ dày.
Truyền máu
Trong trường hợp chảy máu nhiều, bệnh nhân cần được truyền máu để thay thế lượng máu đã mất và phục hồi nồng độ huyết sắc tố.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được yêu cầu trong trường hợp chảy máu dạ dày nhiều mà các phương pháp điều trị khác không có kết quả.
Việc phẫu thuật thường gồm: cắt dạ dày một phần hoặc thuyên tắc động mạch dạ dày.
Chăm sóc hỗ trợ
Các biện pháp hỗ trợ như truyền dịch tĩnh mạch, liệu pháp oxy và theo dõi các dấu hiệu quan trọng sẽ giúp người bệnh ổn định và ngăn ngừa biến chứng.
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Để ngăn ngừa xuất huyết dạ dày cần tránh các yếu tố nguy cơ và duy trì thói quen lành mạnh.
Hạn chế dùng thuốc chống viêm không steroid
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin và ibuprofen có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ loét. Do đó, nên cẩn trọng khi dùng các loại thuốc này.
Hạn chế uống rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, chảy máu dạ dày.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày và khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.
Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể ngồi thiền, tập thở sâu, tập thể dục, nghe nhạc hay làm bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy yêu thích…
Điều trị bệnh dạ dày ngay từ sớm
Nếu mắc bệnh dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, cảm giác khó chịu ở dạ dày, thì cần điều trị ngay từ sớm để phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Thuốc dạ dày Đông y – giải pháp cho người bệnh dạ dày
Đông y có bài
thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả, với thành phần gồm các vị thuốc như Bán hạ, Cam thảo, Chè dây, Can khương, Hương phụ, Khương hoàng, Mộc hương, Trần bì… Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các vị thuốc mà bài thuốc có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Bài thuốc được dùng để điều trị viêm loét loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon. Tính hiệu quả của bài thuốc đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén (ví dụ: Dạ Dày Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng để điều trị bệnh, phòng ngừa xuất huyết dạ dày.
Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/xuat-huyet-da-day-trieu-chung-canh-bao-de-nhan-biet-n23905.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc
DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Điều trị:
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim)
370mg cao khô hỗn hợp tương đương với: Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) 270mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Cách dùng, liều dùng:
Nên uống vào lúc đói.
Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dưới 15 tuổi: theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, loét dạ dày thể nhiệt, rối loạn tiêu hóa thể nhiệt, viêm dạ dày do HP, người thể nhiệt.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (miễn phí). Fax: (0272) 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Dạ Dày Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
|