Bệnh gai cột sống là hậu quả của những bệnh lý ở vùng cột sống. Bệnh gây đau nhức làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh nặng khiến người bệnh đại tiện bị liệt và tàn phế
Bệnh gai cột sống khiến cơ bắp bị yếu đi đặc biệt ở tay và chân
Bệnh gai cột sống là gì?
Giải đáp câu hỏi “Bệnh gai cột sống là gì” thì đây là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng calci ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.
Hình ảnh giữa cột sống bình thường và cột sống khi bị bệnh gai cột sống
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.
Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
>> Chi tiết Cách giảm đau nhức xương khớp hiệu quả và nhanh chóng
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì một cách rõ ràng. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh thì bệnh nhân mới thấy đau và triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê.
Một số biểu hiện đau thông thường của bệnh gai cột sống:
-
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.
-
Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
-
Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
-
Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
-
Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).
-
Mất cân bằng.
-
Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống
- Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai cột sống.
- Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
- Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Làm việc nặng có thể gây tổn thương cột sống
- Ngoài ra khi tuổi tác càng cao, thì tình trạng viêm khớp và chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đốt sống. Ngoài ra còn có thể có tác hại do tai nạn, chấn thương, béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền.
Phòng ngừa bệnh gai cột sống
-
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ (calcium, vitamin D). Chế độ bữa ăn hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.
-
Không hút thuốc.
-
Tránh chấn thương cột sống.
-
Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của bản thân (như cử tạ quá nặng, thể dục dụng cụ: vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.
-
Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh.
-
Hạn chế làm việc nặng như bê vác...
Bệnh gai cột sống và cách điều trị
Khi bị bệnh gai cột sống, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Thực hiện các biện pháp massage, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng.
Người bệnh bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn hay sử dụng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên, thuốc steroid có nhiều tác dụng không muốn. Dùng lâu, steroid có thể dẫn tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.
Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai chèn ép lên rễ dây thần kinh não tủy.
Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong các trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm. Nếu bị đau do gai cột sống nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu từ đó có biện pháp xử trí thích hợp.
Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG
Thành phần: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Thông tin sản phẩm chi tiết: Thuốc Xương khớp Nhất Nhất
HOTLINE TƯ VẤN MIẾN PHÍ: 18006689
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD |