Đặt Stent động mạch vành giúp tái tưới máu động mạch vành, hạn chế bớt vùng cơ tim tổn thương do thiếu máu,...Tìm hiểu chi tiết về quá trình đặt stent động mạch vành
Đặt Stent động mạch vành áp dụng để điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
Tìm hiểu về chụp và đặt Stent động mạch vành
Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân và người nhà tại sao cần thực hiện đặt Stent động mạch vành để điều trị nhồi máu cơ tim, dự kiến phương pháp tiến hành ra sao và những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Hiện nay, với những tiến bộ công nghệ y tế, phương tiện hồi sức và thuốc hỗ trợ, chụp và can thiệp động mạch vành qua da đã an toàn hơn và nguy cơ của nó đã giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ của thủ thuật này: chảy máu, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng với thuốc cản quang sử dụng trong khi chụp, nguy cơ tổn thương mạch máu,
đột quỵ và suy thận. Ngoài ra, có một tỷ lệ nhất định các Stent đã đặt có thể đột ngột bị tắc lại gây ra nhồi máu cơ tim cần phải can thiệp lại hoặc làm cầu nối cấp cứu. Trên thế giới, nguy cơ tai biến cần can thiệp cấp cứu hay tử vong liên quan đến kỹ thuật chụp động mạch vành là thấp (chỉ 1 đến 2%).
>> Xem thêm Giải đáp thắc mắc "Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không và cách điều trị?"
Trình tự tiến hành chụp và phương pháp đặt Stent động mạch vành
Trước khi chụp động mạch vành, bệnh nhân được điều trị bằng một số thuốc như aspirin, clopidogrel. Clopidogrel là một thuốc có tác dụng làm giảm kết dính tiểu cầu giống như aspirin. Clopidogrel và những thuốc tương tự cần được dùng ít nhất trong 4 tuần sau đặt Stent không bọc thuốc hay 6 đến 12 tháng sau khi được đặt Stent phủ thuốc để dự phòng hình thành huyết khối gây tắc Stent.
Ảnh: Clopidogrel là thuốc chống kết tập tiểu cầu trước và sau khi đặt Stent
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang có thể phải dùng một số thuốc chống dị ứng trước thủ thuật ít nhất 1 ngày để giảm nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nặng nề. Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu như bạn đã từng bị dị ứng với thuốc nhuộm hay tôm cua. Bạn có thể được dùng một loại thuốc an thần nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật để giúp thư giãn, tránh cảm giác căng thẳng.
Khi ở trong phòng can thiệp, bạn sẽ được chuyển lên bàn can thiệp. Chụp và can thiệp động mạch vành có thể được tiến hành qua động mạch vùng bẹn, khuỷu hay cổ tay. Vùng làm thủ thuật sẽ được làm sạch và cạo lông, sát khuẩn sạch và phủ vải vô khuẩn xung quanh. Bác sĩ làm thủ thuật sẽ gây tê vùng đó bằng thuốc tê trước khi mở một lỗ nhỏ vào lòng động mạch tại vùng đó.
>> Xem thêm Sự thật đáng sợ về bệnh nhồi máu cơ tim
Ảnh: Vị trí can thiệp động mạch vành thường gặp: bẹn, cổ thay, khuỷu tay
Khi nong tắc hẹp động mạch vành bằng bóng, bác sỹ sẽ sử dụng một bóng nhỏ đặc biệt giúp mở chỗ tắc bằng cách ép mạnh mảng xơ vữa vào thành mạch làm mở thông động mạch. Có thể cần nong một vài lần tiếp theo với những cỡ bóng to hơn hay với áp lực cao hơn để giảm mức độ tắc nghẽn. Thông thường, nong động mạch vành bằng bóng có thể làm mức độ hẹp giảm đi từ 20 - 30%.
Ảnh: Can thiệp nong bóng động mạch vành
Trong kỹ thuật đặt Stent, một Stent được đặt bên ngoài quả bóng nong gắn trên đầu một dây dẫn đặc biệt. Khi quả bóng nong được bơm căng sẽ làm mở Stent và ép vào thành động mạch vành. Khi dây dẫn mang quả bóng được rút ra, Stent sẽ nằm lại trong lòng mạch, có tác dụng như một giá đỡ làm cho lòng mạch không co hẹp lại.
Ảnh: Đặt Stent đông mạch vành
Một tiến bộ gần đây là sự phát triển của loại Stent phủ thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ mảng xơ vữa phát triển trở lại sau một thời gian. Thuốc được phủ lên các mắt lưới trên Stent. Sau khi Stent được đưa vào trong động mạch vành, thuốc dần dần được phóng thích vào thành mạch trong vài tuần hoặc vài tháng.
Khi động mạch vành bị tắc chỉ được điều trị với nong bằng bóng đơn thuần, nguy cơ của hẹp tái phát gây triệu chứng (đau ngực tái phát) là khoảng 30%. Nếu đặt Stent, nguy cơ này giảm xuống khoảng 20% còn nếu đặt Stent phủ thuốc thì nguy cơ tái hẹp chỉ còn 5 - 10%.
Cần lưu ý gì sau khi đặt Stent động mạch vành
Để chuẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim bằng đặt stent động mạch vành cần chú ý:
-
Nếu can thiệp vùng cổ tay, bệnh nhân có thể đi lại được nhưng tốt nhất nên nghỉ ngơi, gác cao tay và để vùng tay đó được ổn định giúp cầm máu tốt hơn.
-
Đối với can thiệp qua đường động mạch đùi, bệnh nhân cần nằm bất động trong vòng 6 đến 8 giờ, đặc biệt là chân bên chọc mạch để chắc chắn rằng vết chọc đã cầm máu. Trong một số trường hợp, có thể cần một túi chặn nhỏ để tăng lực ép lên vùng đó trong khoảng 1 - 2 giờ đầu băng ép. Sau thủ thuật, vùng chọc cũng có thể hơi nề hoặc tím nhẹ trong một vài ngày. Điều này là bình thường nhưng nếu có tình trạng đau, sưng nề và vùng tím lan rộng, hãy nói với bác sỹ.
Ảnh: Cần lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành
Khi Stent được đưa vào động mạch vành, sau một vài tháng, các tế bào nội mạc từ xung quanh sẽ phát triển phủ lên trên lòng Stent. Quá trình này có thể lâu hơn nếu ta dùng Stent phủ thuốc. Trong suốt quá trình này, khoảng 1% nguy cơ có cục máu đông hình thành bên trong lòng Stent làm tắc nghẽn dòng máu trong động mạch. Để giảm nguy cơ này, bạn cần dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đều đặn, bao gồm cả aspirin và clopidogrel để làm cho tiểu cầu bớt kết dính.
>> Xem thêm Những điều chưa biết về bệnh tai biến mạch máu não
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tắc mạch vành tái phát
Như đã nói ở trên, tắc nghẽn có thể xảy ra sau khi can thiệp động mạch vành. Vì vậy, bạn cần được theo dõi đều đặn và đi khám lại ngay nếu có triệu chứng đau ngực trở lại. Bệnh nhân cũng cần lên kế hoạch tập luyện để từng bước nâng cao sức khoẻ, bỏ thói quen xấu, đặc biệt là thuốc lá. Hãy kiểm tra định kỳ lượng cholesterol trong máu, nếu cholesterol cao, hãy điều chỉnh lối sống và dùng thuốc (theo đơn) để hạ mỡ máu. Kiểm soát huyết áp và đường huyết bằng chế độ ăn, giảm cân và uống thuốc đều đặn.
Ngoài ra, các thuốc Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ dược liệu sạch, được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường, có tác dụng giúp hoạt huyết, thông kinh mạch, hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn mạch vành rất tốt. Bệnh nhân có thể lựa chọn để sử dụng lâu dài, phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.
Quỳnh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN
THUỐC ĐÔNG Y THẾ HỆ 2 |
Bạn bị tai biến mạch não, di chứng sau tai biến?
Bạn bị xơ vữa động mạch, huyết khối, bệnh mạch vành, đau thắt ngực?
Đã có thuốc Meken
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.
Chỉ định:
-
Hỗ trợ người bị tai biến mạch máu não (Như: xơ vữa động mạch não gây ra tai biến do chảy máu não, tai biến do thiếu máu não trong nhồi máu não hay còn gọi là nhũn não).
-
Người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như: Liệt nửa người, tê chân, tê tay, miệng méo, mắt xếch, nói ngọng.
-
Người có dấu hiệu tiền triệu chứng của tai biến mạch máu não: tê chân tay, tê miệng như kiến bò hoặc mất cảm giác nhẹ.
-
Người bị bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, huyết khối trong mạch máu gây đau thắt ngực.
Cách dùng:
· Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
· Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
· Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Chi tiết xem tại: Thuốc Meken
|