Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành khiến tế bào cơ tim chết đi do không được cấp máu và oxy nuôi dưỡng. Đây là biến cố tim mạch nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi nào?
Cũng như các mô, cơ quan khác trong cơ thể, tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục. Có hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim đó là: động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần của một hoặc hai nhánh động mạch vành này bị hẹp do mảng xơ vữa bám trên thành mạch. Những mảng xơ vữa này được tạo thành từ chất béo, cholesterol và một số thành phần khác. Khi những mảng xơ vữa này bị vỡ ra sẽ tạo ra những mảnh nhỏ, kích thích hồng cầu, bạch cầu bám vào tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này theo dòng máu di chuyển trong thành mạch, khi tới nhánh nhỏ hoặc chỗ hẹp khác gây bít tắc lòng mạch. Hậu quả của quá trình này là vùng cơ tim mà chúng cấp máu bị thiếu oxy gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu tình trạng thiếu máu này kéo dài, cơ tim sẽ bị chết khiến người bệnh cảm thấy khó thở và đau thắt ngực hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi 1 hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn
Nhồi máu cơ tim nguy hiểm ra sao?
Ở giai đoạn đầu khi mảng xơ vữa hình thành, người bệnh thường không có triệu chứng. Khi 1 nhánh mạch vành vị hẹp bởi xơ vữa, nhánh khác lân cận sẽ tăng cường hoạt động để bù trừ, do đó vẫn đảm bảo cấp đủ oxy cho tim hoạt động.
Khi tình trạng nhồi máu cơ tim xảy ra, người bệnh có triệu chứng
đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ nhẹ như cảm giác nặng, nóng rát trước ngực trái đến nặng như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện hoặc kéo dài liên tục hàng giờ.
>> Xem thêm Thuốc Đông y thế hệ 2 giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ tuổi
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim
Ngoài cơn đau điển hình, bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn; bồn chồn; ho; choáng váng; tim đập nhanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không trải qua các triệu chứng như trên mà chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc chỉ hơi khó chịu vùng thượng vị nên có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Sau khi có những triệu chứng như trên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì phần cơ tim bị gián đoạn cấp máu sẽ bị chết và cơ thể sẽ tự hàn gắn bằng cách hình thành mô sẹo trong khoảng vài tuần kể từ thời điểm nhồi máu. Tim là một cơ quan rất bền bỉ của cơ thể. Mặc dù một phần của tim bị tổn thương nghiêm trọng, phần còn lại vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, chính do sự tổn thương này, tim sẽ bị yếu đi và không thể đảm bảo hoạt động bơm máu cho cơ thể như bình thường.
Nhồi máu cơ tim không được điều trị sẽ làm tim bị yếu đi
Nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu, cần được điều trị sớm nhất có thể. Một số phương pháp điều trị chính trong nhồi máu cơ tim bao gồm:
-
Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết: Thuốc có tác dụng phá tan cục máu đông, giúp dòng máu được tái lưu thông trở lại.
-
Đặt stent mạch vành: Người bệnh được đặt stent (ống thông) vào vị trí lòng mạch bị hẹp/ tắc do mảng xơ vữa, sau khi được luồn vào đúng vị trí, stent sẽ bung lên làm mở rộng lòng mạch, giúp dòng máu được tái lưu thông.
Stent mạch vành
-
Mổ bắc cầu mạch vành: Những người bệnh bị hẹp nhiều nhánh động mạch vành và không thể đặt stent mạch vành được, lúc này mổ mắc cầu mạch vành có thể là lựa chọn phù hợp. Phẫu thuật được tiến hành bằng cách lấy một đoạn tĩnh mạch khỏe mạnh trên cơ thể để làm cầu nối phía trước tới phía sau chỗ tắc, giúp máu đi được dẫn qua cầu mà không đi qua chỗ tắc.
Ngoài những can thiệp như trên, người bệnh vẫn cần dùng thuốc điều trị dài ngày sau đó. Người bệnh sau nhồi máu cơ tim nếu được điều trị phù hợp và tuân thủ thay đổi lối sống thì có thể dự phòng và hạn chế những cơn nhồi máu tương tự trong tương lai.
Hỗ trợ điều trị và dự phòng nhồi máu cơ tim bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Cũng tương tự cơ chế điều trị của Tây y, thuốc đông y thế hệ 2 dùng trong điều trị nhồi máu cơ tim cũng có cơ chế làm tan cục máu đông. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng làm ổn định thành mạch, dự phòng hiệu quả đau thắt ngực cũng như cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai. Do thuốc đông y có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên có thể dùng lâu dài với mục đích dự phòng mà hầu như không có tác dụng không mong muốn.
DS Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/nhoi-mau-co-tim-nguy-hiem-ra-sao-dieu-tri-the-nao-95866-9.html
Thuốc Meken
Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng
Thành phần (cho một viên nén bao phim):
500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.
Cách dùng:
Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định: Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: Thuốc Meken |