Viêm khớp không chỉ gây khó vận động mà còn có thể làm biến dạng khớp. Nhận biết dấu hiệu chẩn đoán viêm khớp sớm có ý nghĩa trong việc điều trị, tránh bệnh tiến triển.
Nhận biết 4 dấu hiệu viêm khớp sớm để điều trị
Để biết 4 dấu hiệu chẩn đoán viêm khớp sớm, trước hết cần hiểu viêm khớp là gì và nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thường gặp.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng viêm của khớp và có thể ảnh hưởng lên nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp (OA): Viêm xương khớp là tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp, dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển. Khi viêm nặng, sụn bị phá hủy có thể dẫn đến xương bị ma sát, khớp bị biến dạng và xương di chuyển khỏi vị trí bình thường.
Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.
Viêm khớp dạng thấp (RA): Ở loại viêm khớp này, phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Sau đó, tình trạng viêm sẽ lan đến những khớp xung quanh. Trong đó hay gặp nhất là các khớp cổ tay (90%), khớp ngón gần bàn tay (80%), khớp bàn ngón (70%), khớp gối (90%), khớp cổ chân (70%), khớp ngón chân (60%), khớp khuỷu (60%). Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.
Viêm khớp dạng thấp dẫn đến biến dạng khớp. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương và sụn. Nghiêm trọng hơn, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ quan khác. Bệnh có yếu tố giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
Hình ảnh mô phỏng khớp bình thường (bên trái) và khớp bị viêm (bên phải)
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp. Viêm khớp có thể xuất hiện khi mô sụn bị viêm, gây ra sự mất mô nghiêm trọng.
Những tổn thương gây bào mòn sụn khớp (sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương): Tổn thương có thể gây ra tình trạng mòn xương dẫn đến đau đớn và hạn chế cử động. Sự bào mòn có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc có thể diễn tiến nhanh chóng do chấn thương hay viêm khớp.
Trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể vì một lý do nào đó hiểu nhầm lớp màng bao khớp là “kẻ địch” và tấn công lớp màng này. Đây là một lớp màng bền chắc bao phủ toàn bộ khớp được gọi là bao hoạt dịch. Từ đó, bao hoạt dịch sẽ trở nên viêm và phù nề. Quá trình này thậm chí có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh miễn dịch thường xảy ra ở phụ nữ sau tuổi 40
4 dấu hiệu chẩn đoán viêm khớp sớm
1. Dấu hiệu cứng khớp
Cứng khớp được biết đến là triệu chứng đầu tiên của viêm khớp, gây hạn chế vận động của cơ thể. Triệu chứng này thường được biểu hiện rõ rệt nhất sau mỗi buổi sáng ngủ dậy.
Khi dịch được tích tụ nhiều và sưng phù, mô viêm gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác đau ở dưới da làm bàn chân hay bàn tay bệnh nhân có cảm giác
bị tê tay chân, mỏi, ngứa ran, nếu chạm vào sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức.
2. Dấu hiệu khớp bị sưng
Ban đầu có thể sẽ chỉ thấy đau nhẹ nhưng để một thời gian bề mặt da sẽ sưng đỏ và nổi gồ lên trên bề mặt. Nếu không có chấn thương trước đó, thì sưng khớp nhiều khả năng là do viêm khớp, các ổ viêm do nhiễm khuẩn sẽ bị sưng phồng lên rất khó chịu.
3. Dấu hiệu khớp nóng, đỏ
Những triệu chứng sưng viêm ở khớp thường đi cùng với tình trạng nóng ấm ở vùng da nơi viêm so với nhiệt độ tại những vùng da khác trên cơ thể. Vùng da bị viêm khớp cũng có màu sắc đỏ hơn hoặc hồng nhạt so với những vùng da ở xung quanh, đặc biệt là ở quanh móng tay, móng chân và các ngón tay.
4. Dấu hiệu đau khớp
Đau khớp cũng là một trong những triệu chứng bệnh viêm khớp điển hình giúp bệnh nhân dự đoán được căn bệnh viêm khớp. Tình trạng viêm ở khớp làm cho các khớp căng hơn, trở nên nhạy cảm hơn với các tác động, dẫn tới đau khớp. Khi bệnh viêm khớp diễn ra trong thời gian dài, mức độ đau ở các khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Sưng, nóng đỏ, đau và cứng khớp là các dấu hiệu viêm khớp thường gặp
4 dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau và cứng khớp được nêu trên là những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân viêm khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị khô miệng, đỏ mắt, rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể và loãng xương, xương dễ gãy.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp như thế nào?
Viêm khớp là căn bệnh có diễn biến thất thường và không thể ngăn ngừa hoàn toàn được. Tuy nhiên thực hiện một số biện pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này và giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
1. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Việc tập luyện phù hợp với độ tuổi và tình hình sức khỏe có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai, sức mạnh của gân cốt. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi tập, tránh những bộ môn vận động mạnh gây tổn thương cho xương khớp.
2. Duy trì chế độ ăn và cân nặng hợp lý
Cân nặng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến xương khớp, do hệ xương khớp có vai trò chống đỡ sức nặng toàn thân. Duy trì cân nặng ở mức bình thường sẽ giúp giảm gánh nặng lên hệ xương khớp, giúp xương khớp khỏe mạnh hơn.
3. Thực hành các tư thế tốt cho xương khớp
Tư thế bê vật nặng đúng cách
Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Các bệnh viêm khớp thường được coi như bệnh mạn tính và rất khó để chữa trị dứt điểm. Chủ yếu là điều trị triệu chứng để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân, giúp khớp hoạt động bình thường, ngăn ngừa tái phát và giảm thiểu nguy cơ bị biến dạng khớp.
Phương pháp điều trị viêm khớp phổ biến là điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kết hợp với phẫu thuật. Hiện nay, bệnh nhân thường có xu hướng tìm đến các vị thuốc từ tự nhiên do sự lành tính và an toàn, đặc biệt là thuốc Đông y thế hệ 2.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp bí truyền có hiệu quả thực sự trong dân gian, sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, vôi hoá, gai cột sống mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
DS Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/4-dau-hieu-chan-doan-viem-khop-som-va-cach-dieu-tri-111379-9.html
Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược
Thành phần:
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Một số lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc:
- Thời gian điều trị bệnh khớp phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Bệnh nhẹ, mới khởi phát, dùng thuốc liên tục trong 2 - 6 tuần. Bệnh khớp mãn tính, tái phát nhiều lần, đã phải tiêm thuốc Tây vào các khớp, nên dùng thuốc liên tục khoảng 3 - 6 tháng.
- Triệu chứng đau có thể tăng nhẹ sau khoảng 2 - 10 ngày dùng thuốc, đây là hiện tượng “công thuốc“ hay gặp trong Đông y, bệnh nhân không được ngừng sử dụng thuốc, triệu chứng đau sẽ giảm sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD
Số đăng ký thuốc VD-25463-16
|