Co thắt đại tràng (hội chứng ruột kích thích) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Tìm hiểu triệu chứng và các biện pháp điều trị hiệu quả.
Co thắt đại tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến
MỤC LỤC:
Tìm hiểu về co thắt đại tràng
Nguyên nhân gây co thắt đại tràng
Co thắt đại tràng là bệnh phổ biến
Triệu chứng của co thắt đại tràng
Điều trị co thắt đại tràng
-
Điều trị thay đổi lối sống
-
Điều trị bằng thuốc Tây
-
Điều trị bệnh đại tràng bằng thuốc Đông y bí truyền
Tìm hiểu về co thắt đại tràng
Co thắt đại tràng là tên gọi khác của một hội chứng rối loạn chức năng đại tràng, được biểu hiện bằng các triệu chứng: đau bụng, trướng bụng, rối loạn chức năng đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy) trong khi đại tràng không có tổn thương thực thể.
Trải qua các thời kỳ, bệnh có nhiều tên gọi khác nhau như: viêm đại tràng tăng tiết;
viêm đại tràng co thắt; bệnh đại tràng thần kinh; co thắt đại tràng; rối loạn chức năng đại tràng hoặc hội chứng đại tràng dễ kích thích… Cho đến nay thống nhất với bệnh danh là hội chứng ruột kích thích.
Co thắt đại tràng có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau
Nguyên nhân gây co thắt đại tràng
Nguyên nhân của bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có nhiều quan điểm cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố tinh thần, hoặc yếu tố quá mẫn, thông qua hệ thống thần kinh thể dịch và một số yếu tố khác dẫn đến chức năng co bóp, bài tiết của đại tràng rối loạn mà gây ra các biểu hiện bệnh lý nhưng không có tổn thương thực thể của đại tràng.
Co thắt đại tràng là bệnh phổ biến
Co thắt đại tràng xuất hiện ở 15% - 20% dân số thế giới. Hay gặp ở Tây Âu hơn vùng Trung Đông và Đông Nam Á. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Triệu chứng của co thắt đại tràng
-
Đau bụng: có thể xảy ra ở nhiều vị trí dọc theo khung đại tràng như đau vùng hạ vị, đau nửa bụng phải, nửa bụng trái hoặc cũng có thể đau lên vùng thượng vị. Cơn đau quặn thắt thành cơn, tăng khi ăn thức ăn lạ, căng thẳng hoặc đến kỳ kinh nguyệt và giảm nhẹ sau khi đi ngoài hoặc đánh hơi.
-
Rối loạn chức năng đại tiện: có thể xảy ra với tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Dựa trên triệu chứng nào chiếm ưu thế hơn, người ta chia co thắt đại tràng ra thành 4 thể bệnh:
- Thể táo bón chiếm ưu thế (IBS-C)
- Thể tiêu chảy chiếm ưu thế (IBS-D)
- Thể xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy (IBS-M)
- Thể không có rối loạn chức năng đại tiện
-
Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh co thắt đại tràng có thể thường xuyên cảm thấy trướng bụng hoặc sôi bụng.
Co thắt đại tràng gây đau quặn bụng khi ăn thức ăn lạ
Điều trị co thắt đại tràng
Điều trị thay đổi lối sống
Đây là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho bệnh co thắt đại tràng. Việc thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát. Thay đổi lối sống bao gồm:
-
Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh co thắt đại tràng. Do đó, người bệnh cần học cách quản lý căng thẳng bằng các phương pháp như tập yoga, thiền, thư giãn...
-
Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất béo, đường, rượu bia, caffeine.
-
Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh co thắt đại tràng. Do đó, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn lành mạnh giúp cải thiện bệnh co thắt đại tràng
Điều trị bằng thuốc Tây
Hiện nay, Tây y không có phương pháp điều trị triệt để mà tập trung vào việc điều trị làm giảm các triệu chứng, đặc biệt là sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng nổi trội.
Nếu các triệu chứng của bệnh co thắt đại tràng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
-
Thuốc chống co thắt: Thuốc giúp giảm các cơn co thắt bụng và đau bụng.
-
Thuốc nhuận tràng: Thuốc giúp cải thiện tình trạng táo bón.
-
Thuốc chống trầm cảm: Thuốc giúp giảm căng thẳng, lo lắng, là nguyên nhân gây ra bệnh co thắt đại tràng.
Điều trị bệnh đại tràng bằng thuốc Đông y bí truyền
Để hạn chế việc dùng thuốc Tây và giảm các tác dụng phụ do thuốc Tây, người bệnh có thể tìm hiểu và kết hợp sử dụng thuốc đại tràng Đông y.
Từ bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự trong dân gian – bài hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành
thuốc đại tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc đại tràng Đông y dạng viên nén (ví dụ: Đại Tràng Nhất Nhất) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
DS. Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/5-dieu-can-biet-ve-co-that-dai-trang-n22799.html
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Hoạt thạch (Talcum) 75mg, Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Thông tin chi tiết xem tại: Đại Tràng Nhất Nhất
|