Trĩ là bệnh lý nhạy cảm, đặc biệt dễ tái phát với nhiều triệu chứng gây nhiều khó chịu, trong đó có chảy máu. Để chống chảy máu khi bị trĩ, có thể dùng một số loại thảo dược.
Thảo dược cầm máu do trĩ, co búi trĩ hiệu quả
Vì sao dễ bị chảy máu khi mắc trĩ?
Bệnh trĩ hình thành do táo bón, ngồi nhiều, rặn tạo áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và gây giãn tĩnh mạch. Ở phụ nữ có thai, sự chèn ép của thai nhi cũng làm tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng, gây giãn. Tĩnh mạch trực tràng giãn ra sẽ tạo nên bệnh trĩ.
Đám rối tĩnh mạch trực tràng bị giãn, mỏng dễ bị vỡ khi có va chạm hoặc khi đi ngoài phân cứng. Từ đó gây chảy máu lẫn trong phân khi đi đại tiện.
Nếu bị chảy máu khi mắc trĩ, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay. Nếu chủ quan cho rằng đó là tổn thương hậu môn do phân cục quá cứng và không khám, điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu phân loại các bệnh trĩ
Có nên điều trị chảy máu trong bệnh trĩ bằng thảo dược?
Điều trị chảy máu bằng thảo dược tuy không có hiệu quả nhanh chóng, nhưng lại là giải pháp an toàn và có tính lâu dài.
Các thuốc thảo dược chống chảy máu trong bệnh trĩ sẽ giúp tăng độ vững bền của thành mạch, phục hồi các tổn thương niêm mạc hậu môn, từ đó giúp ngăn chặn bệnh trĩ tiến triển.
Ngoài khả năng làm bền vững thành mạch, các thảo dược còn được sử dụng để bổ can thận giảm táo bón. Đồng thời các thảo dược cũng giúp tăng cường khí huyết, giảm tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch trực tràng và giảm nguy cơ sa búi trĩ.
>> Xem thêm Bệnh trĩ uống thuốc gì để không phải phẫu thuật?
Các loại thảo dược giảm chảy máu do bệnh trĩ
Để giảm tình trạng chảy máu khi mắc trĩ, người bệnh có thể tham khảo một số loại thảo dược sau:
1. Hoa hòe
Hoa hòe là loại dược thảo giúp tăng cường thành mạch, chống chảy máu. Hoa hòe có tính bình, vị đắng giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết và ngăn ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng.
Trong hoa hòe chứa hàm lượng cao rutin đã được khoa học chứng minh là có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, giúp cải thiện tình trạng phình tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, giảm sưng đau do bệnh trĩ.
Hoa hòe giúp vững bền thành mạch, chống chảy máu do trĩ
2. Rau diếp cá
Rau diếp cá là thảo dược phổ biến được sử dụng khi bị trĩ. Rau diếp cá có tính hàn giúp giảm phình tĩnh mạch, đồng thời thải độc, mát gan, sát khuẩn vết thương (khi bị trĩ) rất tốt.
Trong rau diếp cá có 2 thành phần quan trọng là Quercetin và Decanoyl acetaldehyde. Trong đó, Quercetin là thành phần có tác dụng chống oxy hóa, giảm phình tĩnh mạch, từ đó ngăn ngừa chảy máu và hình thành búi trĩ. Decanoyl acetaldehyde lại có tác dụng kháng viêm, ngăn bội nhiễm giúp giảm các triệu chứng khác của trĩ như đau, rát, ngứa…
Rau diếp cá có thể giã và tách riêng phần nước và bã. Phần nước dùng để rửa hậu môn, còn bã có thể đắp lên búi trĩ đã bị sa và băng lại để trong nhiều giờ.
Ngoài ra, lá diếp cá có thể ăn trực tiếp để nhuận tràng, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
Diếp cá chứa quercetin giúp giảm phình tĩnh mạch
3. Lá hẹ
Lá hẹ cũng là thảo dược có tác dụng cầm máu và tán huyết rất tốt. Adorin trong lá hẹ còn giúp kháng khuẩn, vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ cầm máu và điều trị trĩ hiệu quả.
Lá hẹ thường được dùng để xông hậu môn. Đun 400g lá hẹ với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra chậu và xông hậu môn. Nước xông khi nguội có thể dùng để rửa sạch vùng hậu môn cũng giúp chống viêm và dịu cảm giác đau rát.
Lá hẹ vừa kháng viêm vừa hỗ trợ cầm máu
4. Lá lốt
Ít ai biết, lá lốt cũng có tác dụng cầm máu rất tốt. Lá lốt có vị cay giúp làm giảm sưng viêm, cầm máu khi đại tiện, được dùng phổ biến trong điều trị trĩ ngoại.
Nên dùng kết hợp lá lốt, ngải cứu, nghệ tươi và cúc tần để trị trĩ. Mỗi loại dùng 50g rửa sạch đun sôi với nước và chút muối. Sử dụng nước này để xông cho đến khi nguội hẳn. Nước xông cũng có thể tận dụng để rửa sạch vùng hậu môn.
Dùng lá lốt xông hậu môn giúp giảm chảy máu
5. Tam giác mạch
Tam giác mạch có thể còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên đây lại được coi là loại cây có giá trị kinh tế và thân thuộc với bà con vùng cao. Lá và hoa tam giác mạch chứa nhiều Rutin giúp làm bền thành mạch, cầm máu và chống chảy máu trong bệnh trĩ.
Có thể dùng tam giác mạch nấu canh để ăn hàng ngày giúp cải thiện dần tình trạng bệnh trĩ.
Lá và hoa tam giác mạch chứa nhiều rutin giúp bảo vệ tĩnh mạch trực tràng
Giảm chảy máu do bệnh trĩ bằng thuốc Trĩ Đông y
Bên cạnh những thảo dược giúp giảm chảy máu, xu hướng mới hiện nay được nhiều người tin dùng là sử dụng thuốc Trĩ Đông y. Thuốc Trĩ Đông y có nguồn gốc từ bài thuốc trĩ bí truyền, có các vị thuốc giúp cầm máu, tăng sức bền thành mạch, đồng thời giúp nhuận tràng, bổ can thận để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Bài thuốc trĩ được đưa vào sản xuất tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thành thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Người bệnh có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|