Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, khiến da bị đỏ, ngứa và xuất hiện các mảng vảy trắng bạc. Cùng tham khảo 7 cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả ngay dưới đây.
Tìm hiểu cách điều trị bệnh vẩy nến
MỤC LỤC:
-
Điều trị bệnh vẩy nến bằng các thuốc tân dược
-
Tắm nắng
-
Kết hợp giữa phơi nắng, tắm nước ấm và thoa dầu dừa
-
Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu vẩy da
-
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng
-
Uống trà gừng pha mật ong để giảm ngứa và tăng cường miễn dịch
-
Sử dụng các loại kem bôi thảo dược để giảm ngứa, giảm viêm
Điều trị bệnh vẩy nến bằng các thuốc tân dược
Điều trị bệnh vẩy nến bằng thuốc tân dược là phương pháp điều trị phổ biến nhất vì hiệu quả tương đối nhanh, giảm triệu chứng khó chịu tức thì.
Corticosteroid
Thuốc này có tác dụng chống viêm và ức chế phản ứng miễn dịch gây bệnh vẩy nến.
Có nhiều dạng thuốc corticosteroid khác nhau như kem bôi, thuốc tiêm, viên uống...
Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc nổi tiếng nhiều phản ứng phụ, đặc biệt khi điều trị lâu dài. Các tác dụng phụ phổ biến như:
-
Tăng nguy cơ nhiễn trùng da
-
Làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng
-
Mỏng da, teo da, da dễ tổn thương
-
Thay đổi màu sắc da, rạn da…
Sử dụng corticoid kéo dài gây nhiều tác dụng phụ trên da
Vitamin D và chất tương tự
Vitamin D và các dẫn xuất của nó (calcipotriol, calcitriol...) được chỉ định để điều trị vẩy nến. Chúng giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa, làm giảm các triệu chứng.
Thuốc chống nấm
Điều trị nấm candida trên da giúp kiểm soát các vết vẩy nến ở một số bệnh nhân. Thuốc chống nấm thường dùng như Ketoconazole, Itraconazole.
Thuốc ức chế miễn dịch
Các loại thuốc này bao gồm methotrexate, cyclosporine... có khả năng điều chỉnh hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch gây bệnh vẩy nến.
Thuốc sinh học
Đây là các thuốc điều trị đặc hiệu, ức chế các yếu tố gây bệnh ở mức độ phân tử. Ví dụ thuốc sinh học phổ biến là Etanercept, Infliximab, Adalimumab...
Tuy nhiên, các thuốc tân dược nhìn chung tiềm ẩn những tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng kéo dài do vậy người bệnh chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tắm nắng
Ánh nắng mặt trời chiếu đều lên da sẽ giúp
điều trị vẩy nến ở trẻ em và người lớn. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, nên tắm nắng khoảng 15-20 phút mỗi ngày.
Phương pháp này sẽ giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, làm giảm viêm, kháng khuẩn và giúp da phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, tắm nắng quá độ dễ gây cháy nắng và phản tác dụng. Vì vậy, bạn nên tắm nắng đều đặn với cường độ thời gian vừa phải và tránh khô da.
Tắm nắng làm tăng tổng hợp vitamin D giúp giảm triệu chứng vẩy nến
Kết hợp giữa phơi nắng, tắm nước ấm và thoa dầu dừa
Một cách trị bệnh vẩy nến dân gian đơn giản khác là kết hợp ba phương pháp: phơi nắng, tắm nước ấm và thoa dầu dừa lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện các bước này đều đặn và kiên trì, các vết vẩy nến sẽ dần dần biến mất. Quá trình này còn giúp làm dịu cảm giác ngứa, khó chịu.
Chúng ta nên tắm gội thường xuyên bằng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ. Không nên xài các loại xà phòng có tính tẩy mạnh gây kích ứng. Sau khi tắm, nên lau khô cơ thể thay vì lau mạnh. Điều này giúp giảm ngứa, viêm loét, nhiễm trùng.
Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu vẩy da
Hầu hết bệnh nhân vẩy nến đều có làn da khô, thiếu nước. Do đó, bôi các loại kem dưỡng ẩm có khả năng xoa dịu da, giảm ngứa sẽ giúp làm dịu vết vảy nến.
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho da đang có mảng vảy để dưỡng ẩm và kích thích tái tạo làn da lành mạnh.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh vẩy nến nên bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất (A, D, E, kẽm) từ các loại rau xanh, trái cây, hạt... Đồng thời, hạn chế căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ phần nào giúp cải thiện bệnh.
Uống trà gừng pha mật ong để giảm ngứa và tăng cường miễn dịch
Gừng và mật ong đều là những nguyên liệu dân gian quen thuộc để trị bệnh vẩy nến. Bài thuốc kết hợp gừng, mật ong có tác dụng chống viêm, làm dịu da và giảm các triệu chứng ngứa, khó chịu.
Người bệnh lấy khoảng 1-2 thìa mật ong, pha với nước sắc gừng uống hàng ngày sẽ có tác dụng rất tốt.
Sử dụng các loại kem bôi thảo dược để giảm ngứa, giảm viêm
Không ít người e ngại việc sử dụng quá nhiều thuốc tân dược để điều trị vẩy nến vì lo lắng nhiều nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ. Trong trường hợp này, các loại
kem bôi thảo dược có thể là lựa chọn bổ sung hoặc thay thế vừa tiện lợi vừa an toàn.
Lựa chọn các loại kem thảo dược uy tín có công dụng giảm viêm, giảm ngứa có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh vẩy nến.
Trà xanh là loại thảo dược nổi tiếng chữa bệnh vẩy nến
Kem bôi thảo dược có thể sử dụng cho bệnh vảy nến (ví dụ Kem Nhất Nhất) có mặt ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị vẩy nến có thể tham khảo sử dụng.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh vẩy nến đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng. Người bệnh vẩy nến có thể tham khảo, áp dụng để điều trị triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
DS. Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
https://doisongvietnam.vn/luu-ngay-7-cach-dieu-tri-benh-vay-nen-hieu-qua-nhanh-chong-148248-9.html
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, cho vết thương nhanh lành
Công dụng:
• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
• Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
• Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
• Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
• Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|