Rụng tóc quá nhiều, mái tóc thưa và yếu là nỗi ám ảnh của không ít chị em. Xác định chính xác 7 nguyên nhân gây rụng tóc sẽ giúp chị em tìm ra cách khắc phục hiệu quả.
Khắc phục 7 nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp như nào?
Trung bình mỗi ngày mỗi người rụng khoảng 50-100 sợi tóc. Điều này là hoàn toàn bình thường, và so với tổng số tóc trên đầu mỗi người (trung bình khoảng 150.000 sợi) thì sự vắng mặt của những sợi tóc rụng ít khi gây sự chú ý.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc rụng quá nhiều mỗi khi tác động lên mái tóc, từ chải tóc cho tới gội đầu, hoặc tóc mỏng đi thấy rõ, hay thấy tóc mới mọc lên nhiều hơn… Thì đấy là tình trạng bất thường cần lưu ý.
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, mỗi nguyên nhân lại có những cách khắc phục khác nhau. Cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp nhất sau đây:
1. Rụng tóc do căng thẳng, stress
Hiện tượng rụng tóc do căng thẳng về cảm xúc và thể chất có tên riêng và được gọi là “Telogen effluvium”, trong đó, cường độ áp lực lớn khiến nang tóc không phát triển. Các nang tóc có chu kỳ sống riêng – sinh trưởng, chuyển tiếp, ngừng phát triển và rụng tóc.
Stress sẽ bẻ cong đồng hồ sinh học này, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phần trăm của tóc trong giai đoạn sinh trưởng và chuyển chúng đến thẳng giai đoạn ngừng phát triển, hay còn gọi là hiện tượng telogen. Kết quả là tóc rụng và ít mọc tóc con, thậm chí một số khu vực như đỉnh đầu có thể bị trọc.
Tuy nhiên, hậu quả này có thể không kéo dài dẫn tới rụng tóc mạn tính hay hói đầu vĩnh viễn. Stress nặng có thể gây rụng tóc từng mảng, nhưng chỉ khi kết hợp với tình trạng viêm thì mới gây ra hói đầu hoàn toàn. Tuy vậy, rụng tóc do stress lại nguy hiểm ở chỗ nó diễn ra âm thầm, bạn sẽ khó nhận thấy sự khác biệt về tình trạng rụng tóc ngay sau khi trải qua áp lực nghiêm trọng.
Thông thường, rụng tóc là một dấu hiệu cho thấy sợi tóc mới đang mọc lên ở gốc tóc bị rụng, nhưng 3-6 tháng sau khi tóc rụng bạn mới thấy lớp tóc mới hiện lên một cách rõ ràng. Điều đó cũng đồng nghĩa, chỉ đến khi thấy tóc mới, bạn mới phát hiện ra tóc rụng vì stress.
Stress kéo dài có thể gây rụng tóc âm thầm
Giải pháp:
Cần lưu ý giải quyết tận gốc sự căng thẳng tâm lý là nguyên nhân gây rụng tóc. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, nghe nhạc, xem phim và dành thời gian cho những đam mê, sở thích để giảm căng thẳng. Với tình trạng rụng nhẹ, bạn có thể tự xử lý bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn cần được thăm khám ở cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
2. Rụng tóc do tác động bên ngoài
Việc tạo kiểu, làm đẹp cho tóc đã trở thành một phần không thể thiếu để giúp chị em có được sự tự tin, cá tính cho riêng mình. Tuy nhiên, việc gia tăng áp lực cho tóc khi sử dụng các loại thuốc uốn, nhuộm, duỗi tóc hay tác động cơ học của máy sấy, máy làm xoăn… cũng chính là nguyên nhân gây rụng tóc.
Tác động của những việc này gây ảnh hưởng lớn tới các lớp lipid và các lớp vảy keratin ở lớp biểu bì của tóc, khiến chúng liên kết không chặt chẽ. Đây chính là nguyên do khiến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại và các sợi tóc cũng dễ gãy rụng hơn nhiều.
Hóa chất trong thuốc nhuộm gây ảnh hưởng tiêu cực lên tóc
Lời khuyên:
Trước khi nghĩ đến việc thay đổi mái tóc, bạn cần được đánh giá sức khỏe của tóc – Liệu tóc đã sẵn sàng cho liệu trình hóa chất này hay chưa? Thời gian làm tóc gần đây nhất là lúc nào? Đồng thời hãy lựa chọn sản phẩm uy tín trên thị trường, tránh những hóa chất làm tóc trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
3. Rụng tóc do tuần hoàn máu, máu xấu
Y học cổ truyền cũng đánh giá cao vai trò của máu khi quan niệm tóc là phần thừa của Huyết (máu), được huyết nuôi dưỡng. Do đó, Đông y cho rằng máu xấu – tuần hoàn máu kém là nguyên nhân gây rụng tóc, tóc bạc sớm.
Y học hiện đại cũng chứng minh 95% dưỡng chất mà tóc hấp thu là do mạch máu dưới da đầu mang đến. Chính vì vậy, những bệnh liên quan đến máu đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mái tóc.
Máu xấu dẫn đến tóc bạc nhiều hơn ở phụ nữ còn trẻ
Lời khuyên:
Để giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và mượt mà, bạn có thể bổ sung các sản phẩm bổ huyết, hoạt huyết để cải thiện chất lượng máu cũng như tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp giải quyết căn nguyên vấn đề.
4. Rụng tóc do thiếu vitamin
Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu, đặc biệt là sự góp mặt của vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (Acid Pantothenic) là hai nhân tố quan trọng không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Điều này khẳng định, tóc chỉ thực sự khỏe đẹp khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ các mạch máu bên trong cơ thể. Đây cũng là lý giải rõ nhất vì sao những chị em áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, người ăn chay hay những ai vừa trải qua một trận ốm nặng… lại dễ bị rụng tóc hơn những chị em có lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Thiếu hụt vitamin B5 và Biotin là nguyên nhân gây rụng tóc
Lời khuyên:
5. Rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc
Song song với việc đảm nhận trọng trách chữa bệnh cho cơ thể, thì các phần tử của thuốc có thể gây ảnh hưởng tới chu kì tăng trưởng của tóc. Ảnh hưởng của các loại thuốc này đã vô tình thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc khiến tình trạng rụng tóc tìm đến và tạo nên một vòng luẩn quẩn chưa hết bệnh này đã tới bệnh khác.
Một số thuốc điều trị thường gây ra tác dụng không mong muốn này như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc diệt virus hay các loại thuốc thần kinh,…
Một số loại thuốc điều trị ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của tóc
Giải pháp:
Bạn đừng lo lắng quá về tình trạng rụng tóc do thuốc. Bởi lẽ khi quá trình điều trị chấm dứt, ngưng sử dụng thuốc thì mái tóc sẽ phục hồi trở lại. Song bạn cũng nên tìm kiếm các biện pháp giúp tóc hồi phục nhanh hơn như mát-xa da đầu, dùng các dầu gội dưỡng tóc và bổ sung các sản phẩm chứa thảo dược (như hà thủ ô, thục địa…) giúp kích thích tóc mọc trở lại.
6. Rụng tóc do suy giảm chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra được xuyên suốt. Bởi vậy khi tuyến giáp không khỏe mạnh, cơ thể không được cung cấp đủ hormone khiến cho sự trao đổi chất bị gián đoạn và là nguyên nhân khiến cho bạn dễ bị rụng tóc, tóc rụng nhiều.
Suy giảm chức năng tuyến giáp cũng gây rụng tóc
Giải pháp:
Cách tốt nhất là bạn nên dùng thuốc điều trị tuyến giáp, khi tuyến giáp hoạt động trở lại bình thường, tóc sẽ mọc trở lại. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo chức năng tuyến giáp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
>> Xem thêm Từ A đến Z các bệnh lý tuyến giáp thường gặp
7. Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố nữ
Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố nữ là nguyên nhân phổ biến nhất, thường gặp nhất ở chị em phụ nữ. Đây chính là lý do khiến tóc bị xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng rồi chuyển sang màu bạc. Những dấu hiệu này ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh.
Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân gây rụng tóc
Lời khuyên:
Cân bằng nội tiết tố là cách thức hữu hiệu giúp bạn lấy lại vẻ đẹp cho mái tóc của mình. Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị các triệu chứng liên quan đến nội tiết tố nữ. Đông y không bổ sung estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật từ bên ngoài, mà tác động phục hồi, cải thiện hoạt động của buồng trứng, giúp buồng trứng tăng cường sản sinh estrogen một cách tự nhiên. Nhờ vậy tuy tác dụng có chậm hơn nhưng lại lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian chứ không bị mất tác dụng ngay và người dùng có thể sử dụng sản phẩm từng đợt chứ không phải thường xuyên, hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài nội tiết, bổ huyết, điều kinh gia truyền của dòng họ Hoàng là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất thành sản phẩm nội tiết Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
DS. Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/7-nguyen-nhan-gay-rung-toc-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-108988-9.html