Đau dạ dày có thể chỉ hơi tức bụng, khó chịu, đến đau dữ dội kèm theo cảm giác bỏng rát, chướng bụng, ợ hơi, tiêu chảy… Để giảm và phòng ngừa đau dạ dày không hề khó, chỉ cần bạn học nhanh 7 tip nhỏ dưới đây.
Nhận biết ngay các mẹo nhỏ để phòng ngừa đau dạ dày
Để giảm
đau dạ dày tá tràng, đừng vội dùng thuốc Tây, hãy thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày của bạn trước.
1. Ăn đều đặn và tránh bỏ bữa
Khi bạn ăn đúng giờ, dạ dày sẽ quen với việc chỉ tiết dịch vị trong giờ ăn thay vì phải tiết thất thường. Nếu bạn bỏ bữa, dịch vị cũng sẽ tiết ra nhiều hơn và gây khó chịu cho dạ dày của bạn.
2. Ăn các bữa nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn
Thay vì ăn nhiều vào ba bữa chính, nên chia thành năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn. Điều này có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh khó tiêu hoặc các vấn đề tiêu hóa khác như đau dạ dày sau khi ăn.
Chia nhỏ bữa giúp tiêu hóa dễ dàng hơn
3. Hạn chế uống rượu và các chất kích thích
Rượu được xem là một chất oxy hóa, gây tổn thương oxy hóa cho các tế bào và mô bên trong đường tiêu hóa.
Nếu bị đau dạ dày bạn nên tránh uống rượu
Dạ dày và ruột có lớp lót với nhiệm vụ bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi các chất độc hại đi qua. Lớp lót này chọn lọc và cho phép các chất dinh dưỡng quan trọng được hấp thụ và tránh các chất gây độc.
Rượu, bia và một số chất kích thích có thể gây phá hủy lớp lót này, dẫn đến viêm và đau dạ dày âm ỉ hoặc đau dạ dày dữ dội sau khi uống rượu.
>> Xem thêm Viêm loét dạ dày và cách điều trị trong Đông y
4. Tránh ăn quá no và ăn chậm
Khi bạn nhai kỹ và nhấm nháp một cốc nước trong khi ăn, cơ thể bạn có thời gian để chuyển tín hiệu no từ ruột đến não và giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt hơn. Ăn quá no cũng dễ gây khó tiêu vì tiêu thụ quá nhiều thức ăn đột ngột có thể dẫn đến tích tụ áp lực ở thành bụng.
Ăn quá no gây tăng áp lực lên thành bụng, tăng nguy cơ đau dạ dày
5. Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để làm dịu cơn đau dạ dày
Các loại thực phẩm được khuyên dùng như mầm bông cải xanh, sữa chua, nước sốt táo, ngũ cốc giàu chất xơ và protein như thịt nạc, trứng, cá và thịt gia cầm có thể cân bằng độ axit và làm mát dạ dày. Những thực phẩm này cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa và tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày khi đói. Nói chung, cơn đau sẽ giảm dần nếu bạn áp dụng chế độ ăn này.
6. Tránh thức ăn làm tăng sinh khí và gây kích ứng dạ dày
Thực phẩm và đồ uống cần tránh bao gồm thực phẩm cay, hành, tỏi, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, đồ uống có gas, trái cây họ cam quýt. Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ cũng nên cắt giảm. Bởi chúng có thể gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
>> Xem thêm Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục
7. Sử dụng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 chữa đau dạ dày thông qua cơ chế vừa tăng cường yếu tố bảo vệ, vừa hạn chế tác nhân tấn công. Nếu kiên trì dùng thuốc theo đúng chỉ định, các cơn đau dạ dày không chỉ bị đầy lùi mà toàn trạng cơ thể được nâng cao, cơ thể có sức đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh, hạn chế bệnh tái phát.
Bị đau dạ dày thế nào thì cần đi khám?
Bạn nên đi khám ngay nếu các triệu chứng đau dạ dày vẫn còn, thậm chí tăng nặng nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị đau dạ dày nếu bị nôn liên tục sau khi ăn, nôn hoặc đi ngoài ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân và đau dạ dày dữ dội.
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/7-tip-ban-can-biet-de-giam-va-phong-ngua-dau-da-day-112525-9.html