Khi dạ dày bị tổn thương thì chế độ ăn uống của người bệnh sẽ không giống như người bình thường. Vì vậy, người bệnh cần cung cấp các thực phẩm cần thiết để dạ dày có thể tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn. Bên cạnh đó, cũng nên tránh những thực phẩm có hại cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày
-
Nhiễm khuẩn: Là nguyên nhân hay gặp nhất của viêm loét dạ dày. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến ở người Việt Nam (ước tính 70%) do dễ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
-
Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,... sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên do nhu cầu điều trị.
-
Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
-
Uống rượu bia làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
-
Chế độ ăn không hợp lý: Ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn không điều độ...
-
Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương...
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân hay gặp nhất của viêm loét dạ dày
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
-
Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
-
Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
-
Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
-
Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
Cơn đau bụng thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu vitamin
Người bệnh nên ưu tiên những loại rau củ non, nấu mềm dạng súp hay luộc. Hạn chế các thực phẩm sống. Các loại đậu cũng là những thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, cháo, bánh mì,… sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày và dễ dàng hấp thụ các chất tinh bột. Đối với người bệnh nên dùng cơm nấu mềm, cháo lỏng sẽ tốt hơn trong quá trình dạ dày hấp thu. Ăn xôi và khoai cũng giúp dạ dày của người bệnh dễ tiêu hóa hơn vì các thực phẩm này chứa ít chất béo.
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, cháo, bánh mì,…sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau dạ dày
Các thực phẩm chứa protein và chất béo thực vật
Protein trong dầu ăn sống sẽ giúp giảm tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa, ngoài ra, các protein sạch có trong cá đánh bắt từ tự nhiên và các động vật chuyên ăn cỏ.
Các chất béo thực vật có trong dầu dừa, dầu ô liu, bơ,…và thực phẩm chứa Omega-3 trong cá hồi giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa cho người bệnh.
Lưu ý nên hạn chế các thực phẩm protein và chất béo trong phần ăn vì dùng nhiều sẽ gây ra tình trạng khó tiêu,…
Sữa chua, mật ong, nghệ
Đây là những thực phẩm rất tốt cho dạ dày, giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ kháng viêm. Bên cạnh đó, nghệ kết hợp với mật ong còn là bài thuốc dân gian điều trị bệnh
viêm loét dạ dày khá hiệu quả.
Nghệ là thực phẩm rất tốt cho dạ dày, giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ kháng viêm
Thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày
-
Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây.
-
Các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô.
-
Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị.
-
Đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, đầu cá.
-
Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây chua (cam, chanh, quýt, xoài, khế...), thực phẩm chua (dấm, mẻ).
-
Thực phẩm sinh hơi, chướng bụng như: Giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây, các loại nước ngọt, nước trái cây có ga.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Điển hình như: thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thuốc kháng axit gây táo bón, nhuyễn xương...
Để tránh những nguy cơ này, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày đã chuyển sang áp dụng phương pháp điều trị của cha ông từ ngàn đời, đó là dùng thuốc Đông y. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Đông y theo các bài trong sách hoặc trên internet thì khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm nhưng vẫn có một số bài thuốc có hiệu quả cao, điển hình là bài thuốc Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạ dày dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc thảo dược trị viêm loét dạ dày hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/viem-loet-da-day-kieng-an-gi-va-nen-an-gi-de-nhanh-hoi-phuc-93992-9.html