Đau bụng là hiện tượng phổ biến rất nhiều người gặp phải ở nhiều lứa tuổi cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tìm hiểu đau bụng phải làm sao giúp giảm đau cũng như khắc phục triệt để nguyên nhân gây đau.
Đau bụng phải làm sao để giảm đau hiệu quả
-
Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày
-
Buồn nôn
-
Đầy bụng
-
Ợ hơi, đôi khi nôn ra chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng và hôi
-
Xì hơi
-
Hơi thở có mùi hôi hoặc chua
-
Nấc hoặc ho
Đau bụng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng
Đau bụng là cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở vùng bụng. Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí với cường độ khác nhau:
-
Ruột thừa
-
Gan
-
Túi mật
-
Dạ dày
-
Tuyến tụy
-
Ruột
Đau bụng có nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng thường phổ biến nhất là do đầy hơi, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy. Nhiễm virus cúm cũng có thể gây đau bụng.
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác cũng có khả năng gây ra tình trạng này như:
-
Viêm phổi
-
Nhồi máu cơ tim
-
Viêm phúc mạc
-
Tắc ruột
-
Viêm ruột thừa
-
Viêm tụy
-
Sỏi thận
-
U nang buồng trứng
Đau bụng phải làm sao?
Thường đau bụng do chướng bụng khó tiêu nên có thể khắc phục tại nhà
Nếu bạn thắc mắc “đau bụng phải làm gì?” thì có một số biện pháp khắc phục tại nhà nếu nguyên nhân là do đầy bụng khó tiêu. Một số biện pháp khắc phục cũng sẽ đem lại hiệu quả nếu bạn bị đau bụng là do hội chứng ruột kích thích.
1. Uống nhiều nước
Cơ thể cần nhiều nước để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống một cách hiệu quả. Mất nước làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn, làm tăng nguy cơ đau bụng. Ngoài ra, uống nước cũng có thể giúp giảm chứng ợ nóng.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị nam giới và nữ giới nên uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày.
2. Tránh nằm ngay khi ăn
Tránh nằm ngay sau khi ăn
Không được nằm xuống ngay khi bị đau bụng, bởi có thể khiến cho chứng đau bụng khó tiêu trở thành ợ nóng. Bởi cơ thể nằm ngang thì axit trong dạ dày có nhiều khả năng sẽ di chuyển ngược lên trên gây ra chứng ợ chua.
Những người bị
đau dạ dày nên tránh nằm hoặc đi ngủ cho tới khi cơn đau qua đi.
3. Sử dụng gừng
Gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa ở những người đang mang thai hoặc những người trải qua hóa trị.
Người bị đau bụng có thể thêm gừng vào thức ăn hoặc uống trà gừng. Bạn dễ dàng tự pha trà gừng hoặc mua sẵn tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
4. Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT sẽ giúp dễ tiêu hóa hơn
Đối với người bị đau bụng do tiêu chảy thì nên áp dụng chế độ ăn BRAT. Đây là từ viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì – những thực phẩm giúp làm giảm số lượng phân khi bạn đi ngoài và giúp giảm tiêu chảy.
Chế độ ăn BRAT cũng khá nhạt nên chúng không chứa các chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột. Do đó sẽ giúp làm dịu kích ứng mô do axit trong dịch nôn.
Nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn BRAT chứa kali và magie có thể thay thế những chất bị thiếu hụt trong cơ thể do tiêu chảy và nôn mửa.
Tuy nhiên, không nên duy trì chế độ ăn này lâu dài, vì chúng ta cần phải tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
5. Tránh hút thuốc và uống rượu
Sử dụng thuốc lá và uống rượu có thể kích hoạt chứng khó tiêu và các tình trạng bệnh dạ dày – ruột khác như bệnh trào ngược dạ dày (GERD).
Bỏ hút thuốc và giảm uống rượu sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn cũng như người thân. Đây cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh mãn tính như ung thư.
6. Tránh ăn thức ăn khó tiêu
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn một số loại thực phẩm sau có thể làm bạn dễ bị đầy chướng bụng gây đau:
-
Thực phẩm giàu chất béo hoặc có tính axit
-
Thức ăn từ lúa mì
-
Trái cây và nước ép trái cây
-
Thức ăn cay
-
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Không ăn những loại thức ăn này sẽ giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt sự khó chịu khi tiêu hóa thức ăn nên sẽ giảm đau bụng.
7. Chườm ấm bụng
Chườm ấm bụng có thể giúp giảm đau bụng tạm thời
Bạn có thể khắc phục đau bụng ngay tại nhà bằng cách đơn giản chính là chườm miếng đệm sưởi ấm ở bụng. Nhiệt tỏa ra sẽ giúp thư giãn các cơ bên ngoài vùng bụng và thúc đẩy chuyển động trong đường tiêu hóa. Nên chườm ấm trong khoảng 15 phút khi bạn bị đau bụng.
8. Không ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều thức ăn sẽ khiến cho dạ dày phình to ra và chèn ép các cơ quan nội tạng khác gây tức bụng khó chịu. Khi đó, ruột cũng bắt buộc phải sản xuất thêm axit hydrochloric có thể chèn ép dạ dày gây đau. Kiểm soát lượng ăn không chỉ giúp hạn chế tăng cân mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
9. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc được cho là đặc biệt có hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau dạ dày. Bởi có đặc tính chống viêm giúp cho cơ bụng thư giãn, giúp giảm đau quặn bụng.
10. Lá húng quế
Húng quế chứa chất làm giảm ợ hơi. Trong loại lá này cũng chứa lượng axit linoleic cao, giúp chống viêm.
Ăn lá húng quế hoặc uống trà bạc hà hoặc thực phẩm có thể giúp giảm buồn nôn và giúp dạ dày dễ chịu hơn.
Khi nào đau bụng phải đi khám bác sĩ?
Đau bụng dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe khác và nên đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân. Ví dụ như nếu đau bụng kèm nôn mửa liên tục có thể dẫn tới mất nước vô cùng nguy hiểm.
Nếu bị đau bụng kèm theo các triệu chứng sau thì nên đi khám cấp cứu sớm:
-
Đau quặn bụng dữ dội
-
Tiêu chảy
-
Nôn ra máu
-
Đổ mồ hôi
-
Phân nhầy, có máu hoặc màu đen
-
Khó thở
-
Đau ngực
Ngoài ra, nếu như bạn thường gặp phải vấn đề với dạ dày sau khi ăn một số loại thực phẩm có khả năng gây ngộ độc cũng nên đi khám sớm.
Trẻ em bị đau bụng phải làm sao?
Với trẻ nhỏ khi bị đau bụng thì bố mẹ nên hỏi thăm kĩ bé
Đối với trẻ đã biết nói thì bố mẹ cần hỏi kĩ con về cơn đau, khu vực đau để có thể giúp hỗ trợ cho trẻ kịp thời.
Một số biện pháp giảm đau bụng cho trẻ có hiệu quả như dùng trà bạc hà, chườm ấm,… Nhưng cũng như người trưởng thành thì nếu cơn đau bụng không thuyên giảm mà tệ hơn thì cần đi khám bác sĩ.
Sử dụng men vi sinh khi đau bụng do rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh áp dụng các mẹo giúp giảm đau bụng tại nhà, bạn có thể thể bổ sung men vi sinh cho người lớn và trẻ nhỏ ngay khi xuất hiện hiện tượng này. Bởi men vi sinh chứa hàng triệu lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại nên giúp hỗ trợ giảm chứng đầy bụng, chướng bụng, ăn chậm tiêu.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại men vi sinh trên thị trường khiến cho bố mẹ rất khó khăn để lựa chọn được loại phù hợp. Lời khuyên cho bạn là ưu tiên loại men chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii (dạng lợi khuẩn được WHO khuyên dùng), được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO uy tín.
Hiện men có cả hai dạng gồm dạng bột cho trẻ em và dạng viên nang cho người lớn.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ban-co-biet-dau-bung-phai-lam-sao-giup-giam-dau-hieu-qua-n16183.html
Men vi sinh
BIO VIGOR®
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng:
• Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
• Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đối tượng sử dụng:
• Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
• Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
• Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2126/2020/XNQC-ATTP
|