Thiếu máu não không chỉ khiến bạn chóng mặt mà còn gây ra nhiều bệnh lý. Để trả lời cho câu hỏi “Thiếu máu não có nguy hiểm không?” hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh này.
Bật mí lời giải cho câu hỏi "Thiếu máu não có nguy hiểm không?"
Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng có nhu cầu đến 15% khối lượng máu từ tim. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số. Thiếu máu não gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Thiếu máu não là gì?
Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, mặc dù khối lượng chỉ bằng vài phần trăm trọng lượng cơ thể nhưng nhận được hơn 20% lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Ngưng tuần hoàn não khoảng 6 - 7 giây sẽ ngất, ngừng 5 phút các tế bào não sẽ chết. Thiếu máu não nhất thời hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ thần kinh. Bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và thường có xu hướng lặp đi, lặp lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.
Đối tượng thiếu máu não hiện nay ngày càng trẻ hóa
Đối tượng mắc thiếu máu não là những người từ trung niên trở lên, đặc biệt là ở người lao động trí óc, người cao tuổi. Ngày nay, theo các nhà chuyên môn, tỉ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não càng ngày càng trẻ hóa, vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh thiếu máu não rất cao, trong đó, theo thống kê có khoảng 2/3 người cao tuổi bị mắc chứng bệnh này.
>> Xem thêm Liệu pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Thiếu máu não nguy hiểm có nguy hiểm không?
Thiếu máu não được coi là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các
tai biến mạch máu não.
Thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não
Thời gian đầu mới bị bệnh, các triệu chứng của thiếu máu não thường xuất hiện thoáng qua, lâu ngày, người bệnh có những biểu hiện như: nhức đầu, cảm giác nặng đầu,
đau vai gáy, đặc biệt chóng mặt có cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn thường gặp nhất. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi thay đổi tư thế như từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng, kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai. Người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, một số người có đau đầu gần như thường xuyên hoặc luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần thay đổi tính tình (trái tính, trái nết), hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là chóng quên (đãng trí).
Các biểu hiện trên có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế và có thể kéo dài nhiều giờ đến vài ngày, nếu do bệnh của huyết áp (huyết áp thấp hoặc huyết áp cao),
xơ vữa động mạch, các triệu chứng có thể kéo dài nhiều ngày hơn. Thường ngày người thiếu máu não hay bị đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ do khí huyết ứ trệ, kém lưu thông, lượng máu đến vùng vai gáy, cổ suy giảm. Đau khi thì âm ỉ, khi thì đau trội thành từng cơn, đau nhiều về ban đêm. Đau thường lan lên vùng chẩm và lan xuống vai, các cánh tay (đặc biệt đau và tê tay tăng lên dữ dội khi giơ tay lên đầu và sang cả bên đối diện), cơ cổ co, đau, cứng gây khó khăn khi cúi xuống, nghiêng, quay đầu tự nhiên, gặp lạnh càng đau.
Thiếu máu não có thể dẫn tới đột quỵ rất nguy hiểm
Do máu lên não kém cho nên mọi hoạt động của cơ thể đều suy giảm nhất là chóng quên, hay cáu gắt vô cớ, giảm ham muốn tình dục, luôn luôn có cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, tê bì chân tay, chuột rút, trong khi đó bệnh rất dễ tái phát. Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng.
>> Xem thêm Giải pháp tối ưu phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh
Làm gì để phòng ngừa thiếu máu não?
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng thiếu máu não hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu áp dụng chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý.
-
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn nhiều thịt, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật vì sẽ làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể - nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu.
-
Kết hợp với tập luyện thể thao, luyện thở để giảm bớt sự hẹp lòng mạch, giúp giảm nguy cơ thiếu máu lên não cũng như các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
-
Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh, trong đó có thiếu máu não.
-
Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, khi ngủ cần tránh vị trí gió lùa. Mùa lạnh mỗi khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh bị lạnh đột ngột.
-
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu dễ bị chóng mặt dẫn tới choáng ngất, không nên nóng giận đột ngột vì dễ làm mạch máu hẹp lại, dẫn đến nguy cơ đột quỵ xảy ra.
Điều trị thiếu máu não bằng thuốc Đông y
Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội. Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu như bài hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện bài thuốc này, được chuyển giao cho một Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, đã có mặt tại các hiệu thuốc.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN